Nội dung bài viết:
- Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
- Đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
- Quyền sử dụng sỡ hữu công nghiệp.
- Hành vi tiến hành sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng sở hữu công nghiệp:
- Hành vi khai thác công dụng của các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ:
- Hành vi lưu thông thương mại, nhập khẩu các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ:
- Công ty ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về quyền sử dụng sở hữu công nghiệp:
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 có quy định rõ về loại quyền này Theo đó quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Quyền này không được tự nhiên phát sinh như quyền tác giả mà cần phải thoả mãn điều kiện để được xác lập. Cụ thể:
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
– Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
Đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
– Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
– Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
– Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
– Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
– Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
– Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
– Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Quyền sử dụng sỡ hữu công nghiệp.
Sử dụng, đưa đối tượng sở hữu công nghiệp vào khai thác để thu được các lợi ích từ chúng mang lại có thể được xem như một trong những quyền năng quan trọng nhất của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.
Trên thực tế có rất nhiều cách thức khai thác khác nhau nhưng có thể đưa ra những hành vi sử dụng chủ yếu sau đây đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp:
Hành vi tiến hành sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng sở hữu công nghiệp:
+ Đối với sáng chế đó là hành vi sản xuất sản phẩm, áp dụng quy trình được cấp bằng độc quyền;
+ Đối với kiểu dáng công nghiệp đó là sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài được bảo hộ dưới danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp;
+ Đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp đó là sao chép thiết kế bố trí,sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí;
+ Đối với bí mật kinh doanh đó là sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá theo các thông tin thuộc bí mật kinh doanh.
Hành vi khai thác công dụng của các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ:
+ Đối với sáng chế đó là việc khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ;
+ Đối với nhãn hiệu đó là gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
+ Đối với tên thương mại đó là dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo;
+ Đối với chỉ dẫn địa lí đó là gắn chỉ dẫn địa lí được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh.
Hành vi lưu thông thương mại, nhập khẩu các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ:
+ Đối với đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó là việc lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm và nhập khẩu các sản phẩm được bảo hộ theo sáng chế và kiểu dáng công nghiệp đó;
+ Đối với thiết kế bố trí đó là bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ và nhập khẩu các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
+ Đối với bí mật kinh doanh đó là bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh;
+ Đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí đó là lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ và nhập khẩu hàng hoá có mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí được bảo hộ.
Như vậy, trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để hưởng lợi ích do các đối tượng đó mang lại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chủ sở hữu có quyền ngăn cấm bất kì ai sử dụng, các đối tượng sở hữu công nghiệp đó mà không có sự đồng ý của mình. Mọi người trong xã hội đều có nghĩa vụ phải tôn trọng, không được có các hành vi cản trở hoặc xâm phạm khi chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp thực hiện quyền sử dụng của mình.
Công ty ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về quyền sử dụng sở hữu công nghiệp:
ACC Group là công ty chuyên dịch vụ tư vấn pháp lý về quyền sử dụng sở hữu công nghiệp. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:
+ Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể.
+ Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể soạn hồ sơ.
+ ACC tiến hành soạn hồ sơ khi đã nhận đủ thông tin khách hàng cung cấp.
+ Tư vấn cho khách hàng những điểm cần lưu ý trong hợp đồng.
+ Bàn giao kết quả và thanh lý hợp đồng.
Trên đây là một số nội dung về quyền sử dụng sở hữu công nghiệp. Hãy liên hệ ngay công ty ACC để được tư vấn chi tiết hơn.