Quyền tác giả có thể được xem là một loại tài sản?

Quyền tài sản là một trong các quyền cơ bản của con người theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Vậy, quyền tác giả có được xem là một loại tài sản hay không và nếu có, quyền tài sản sẽ được xếp vào loại tài sản nào. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Quyền tác giả có thể được xem là một loại tài sản?

1. Quyền tác giả là gì?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019): “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

2. Quyền tác giả có thể được xem là một loại tài sản hay không ?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Bên cạnh đó, Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 đã làm rõ hơn khái niệm quyền tài sản là những quyền được trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019) cũng định nghĩa quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Như vậy, từ những quy định trên có thể khẳng định quyền tác giả được công nhận là một loại tài sản. Vì vậy mà thông qua quyền này, chủ sở hữu có thể mang lại cho mình những lợi ích vật chất tương ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Quyền tài sản được xếp vào loại tài sản nào?

Từ những quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019), có thể khẳng định quyền tác giả được xếp vào loại tài sản là: quyền tài sản. Do vậy, quyền tác giả chính là một tài sản vô hình với các đặc trưng như: không có cấu tạo vật chất nhất định, không bị hao mòn về mặt vật lý trong quá trình sử dụng và có thể được sử dụng đồng thời nhiều người cùng một lúc.

Chính vì vậy, nếu quyền tác giả được triển khai và phát triển đúng cách, nó có thể đem lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, khó khăn trong việc định giá, kiểm soát, ngăn chăn sự xâm phạm quyền tác giả của các tổ chức, cá nhân sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu tác phẩm và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Xử lý vi phạm khi quyền tác giả bị xâm phạm

Như đã nói, quyền tác giả chính là quyền tài sản theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019), do vậy khi có hành vi vi phạm quyền tác giả, người vi phạm phải gánh chịu các hậu quả pháp lý nhất định giống như vi phạm trong các quan hệ dân sự khác.

Theo nghị định số 131/2013/NĐ-CP, Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) về quyền tác giả, quyền liên quan với mức phạt tiền cao nhất là 500 triệu đồng sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2013.

Các hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt khi vi phạm quyền tác giả nghị định bao gồm: Vi phạm quy định về đăng ký; vi phạm về hoạt động của tổ chức đại diện tập thể; vi phạm quy định trong hoạt động giám định về quyền tác giả, quyền liên quan; vi phạm quy định về tổ chức tư vấn, dịch vụ; cản trở bất hợp pháp hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra về quyền tác giả, quyền liên quan…

Đặc biệt, mức phạt nặng nhất 500 triệu đồng áp dụng đối với các hành vi vi phạm như: Sao chép tác phẩm, sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn, sao chép bản định hình chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền (trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 500 triệu đồng); chiếm đoạt quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng, quyền sao chép tác phẩm, quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng.

Bên cạnh đó, ngoài các hình thức xử phạt chính và bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại quyền đứng tên, đặt tên, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc dỡ bỏ bản gốc, bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã truyền đạt trái phép trên mạng kỹ thuật số hay dưới hình thức điện tử.

Như vậy, từ những thông tin đã trình bày ở trên, có thể thấy quyền tác giả là một trong các quyền tài sản theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019). Để tìm hiểu thêm về quyền tác giả nói riêng và lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung, hãy liên hệ trực tiếp với ACC để nhận được hỗ trợ.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Cẩm Tiên

Viết một bình luận