Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh trong sở hữu trí tuệ

Hiện nay, việc dịch một tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nhau cải biên tác phẩm là một vấn đề rất phổ biến và các tác phẩm đó được gọi là tác phẩm phái sinh. Vậy, quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh

1. Một số khái niệm

1.1 Quyền tác giả là gì?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019): “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

1.2 Khái niệm tác phẩm phái sinh

Căn cứ tại khoản 8 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019) quy định: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn”. Có thể hiểu tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra dựa trên tác phẩm gốc, chứa đựng sự sáng tạo nhất định của tác giả phái sinh.

2. Đặc điểm của tác phẩm phái sinh

2.1 Tác phẩm phái sinh phải được hình thành dựa trên một hoặc nhiều tác phẩm gốc đã tồn tại và phải còn dấu ấn của tác phẩm gốc.

Quyền cho làm tác phẩm phái sinh thuộc nhóm quyền tài sản

Tác phẩm phái sinh hình thành trên cơ sở thay đổi tác phẩm gốc, có dấu ấn của tác phẩm gốc. Khi tiếp xúc với tác phẩm phái sinh, công chúng phải liên tưởng đến tác phẩm gốc, sự liên tưởng này được thể hiện qua nội dung của tác phẩm gốc.

Người sáng tạo tác phẩm phái sinh phải tôn trọng quyền nhân thân không thể chuyển giao của tác giả tác phẩm gốc. Thuật ngữ tác phẩm gốc vừa nêu là tác phẩm mà người sáng tạo tác phẩm phái sinh dựa trên nền của nó để sáng tạo tác phẩm (phái sinh) của mình.

2.2 Trong tác phẩm phái sinh phải mang dấu ấn cá nhân của tác giả tác phẩm phái sinh

Dấu ấn cá nhân có thể hiểu là sáng tạo về nội dung, hình thức thể hiện tác phẩm.

2.3 Hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh khác biệt từng phần hoặc hoàn toàn so với tác phẩm gốc

Quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng. Do đó, tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc.

3. Phân loại tác phẩm phái sinh

Từ khái niệm trên, có thể thấy, tác phẩm phái sinh được chia thành các nhóm dưới đây:

– Tác phẩm dịch: là tác phẩm chuyển tải trung thực nội dung của một tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

– Tác phẩm phóng tác: là tác phẩm phỏng theo một tác phẩm đã có nhưng có sự sáng tạo về nội dung, tư tưởng… làm cho nó mang sắc thái hoàn toàn mới.

– Tác phẩm cải biên: là tác phẩm có sự thay đổi về hình thức diễn đạt so với tác phẩm gốc.

– Tác phẩm chuyển thể: là tác phẩm được sáng tạo trên nội dung tác phẩm gốc nhưng có sự thay đổi về loại hình nghệ thuật.

– Tác phẩm biên soạn: là tác phẩm được tạo ra trên cơ sở thu thâp, chọn lọc nhiều tài liệu sau đó tự biên tập, viết lại theo một tiêu chí nhất định.

– Tác phẩm chú giải: là tác phẩm giải thích, làm rõ nghĩa một số nội dung trong tác phẩm khác.

– Tác phẩm tuyển chọn: là tác phẩm chọn lọc một số tác phẩm trong nhiều tác phẩm cùng loại theo một số tiêu chí nhất định.

4. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019)  tác phẩm phái sinh là một trong các loại hình bảo hộ quyền tác giả nếu đáp ứng được điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng làm tác phẩm phái sinh.

5. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền của tác phẩm phái sinh

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm phái sinh được tạo ra. Giống như tác phẩm gốc, quyền tác giả của tác phẩm phái sinh là quyền tự động, phát sinh ngay khi tạo ra tác phẩm, được pháp luật bảo hộ mà không cần phải đăng ký.

Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Lưu ý: Việc làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh là hành vi xâm phạm quyền tác giả, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.

* Một số câu hỏi thường gặp:

  1. Tác phẩm phái sinh có được đăng ký bảo hộ quyền tác giả hay không? – Trả lời: Tác phẩm phái sinh nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng làm tác phẩm phái sinh thì được quyền đăng ký bảo hộ quyền tác giả.
  2. Quyền tác giả của tác phẩm phái sinh có bao gồm quyền tài sản hay không? – Trả lời: Tác giả của tác phẩm phái sinh đăng ký quyền tác giả sẽ có quyền tài sản đối với tác phẩm đó.
  3. Đăng ký quyền tác giả của tác phẩm phái sinh ở đâu? – Trả lời: Cục bản quyền tác giả hoặc các văn phòng đại diện.

Như vậy, qua các nội dung được giới thiệu trên đây, các bạn độc giả đã hiểu được quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh được Luật sở hữu trí  tuệ quy định như thế nào. Nếu có thắc mắc gì về quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung, hãy liên hệ với ACC để được nhận tư vấn trực tiếp.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Cẩm Tiên

Viết một bình luận