Quy định về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Căn cứ pháp lý: Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 quy định về quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp.

1. Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp là gì?

    • Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
    • Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

2. Đối tượng bảo hộ quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp.

Đối với quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học như:

+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

+ Tác phẩm báo chí;

+ Tác phẩm âm nhạc;

+ Tác phẩm sân khấu;

+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

+ Tác phẩm nhiếp ảnh;

+ Tác phẩm kiến trúc;

+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Đối với quyền sở hữu công nghiệp:

+ Sáng chế

+ Kiểu dáng công nghiệp

+ Thiết kế bố trí

+ Nhãn hiệu

+ Tên thương mại

+ Chỉ dẫn địa lý

+ Bí mật kinh doanh

  • Lưu ý: Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp không được pháp luật bảo hộ nếu vi phạm một trong những quy định của pháp luật hay vi phạm đạo đức tại đất nước sở tại cần đăng ký

3. Pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?

Đối với quyền tác giả:

+ Căn cứ bảo hộ: Ngay sau khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định mà không phân biệt về nội dung, phương tiện, chất lượng, hình thức, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa, đã đăng ký hay chưa.

+ Hình thức bảo hộ: Chỉ bảo hộ hình thức mà không bảo hộ về mặt nội dung

+ Nội dung bảo hộ: Quyền nhân thân và quyền tài sản

+ Thời hạn bảo hộ:  Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn, trừ quyền đặt tên; đứng tên, nêu tên khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Quyền tài sản và quyền đặt tên; đứng tên, nêu tên khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm được bảo hộ trong thời hạn nhất định và không được gia hạn

+ Cơ quan đăng ký: Cục Bản quyền tác giả

Đối với quyền sở hữu công nghiệp:

+ Căn cứ bảo hộ: Sáng chế, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ, trừ nhãn hiệu nổi tiếng. Tên thương mại được bảo hộ dựa trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó. Bí mật kinh doanh được bảo hộ dựa trên việc có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

+ Hình thức bảo hộ: Bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo lẫn uy tín thương mại.

+ Nội dung bảo hộ: Quyền tài sản, trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được bảo hộ cả quyền tác giả

+ Thời gian bảo hộ: Được bảo hộ trong thời gian nhất định và có đối tượng được gia hạn bảo hộ

+ Cơ quan đăng ký: Cục sở hữu trí tuệ có trụ sở chính tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh

Lưu ý: Quyền sở hữu công nghiệp cần tiến hành thủ tục đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ thì mới được pháp luật công nhận và bảo vệ tất cả quyền và lợi ích

4. Quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp tại ACC Group:

ACC Group là công ty chuyên cung cấp dịch vụ về quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể soạn hồ sơ;
  • ACC tiến hành soạn hồ sơ khi đã nhận đủ các hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn cho khách hàng những điểm cần lưu ý trong hợp đồng;
  • Bàn giao kết quả và thanh lý hợp đồng.

5. Những câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp khác nhau như thế nào?

Câu trả lời: Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp là hai khái niệm pháp lý riêng biệt. Quyền tác giả liên quan đến việc bảo vệ những tác phẩm sáng tạo như sách, âm nhạc, hình ảnh, và phim ảnh. Trong khi đó, quyền sở hữu công nghiệp tập trung vào việc bảo vệ những phát minh, phát biểu, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu.

Câu hỏi 2: Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp được bảo vệ như thế nào?

Câu trả lời: Quyền tác giả được bảo vệ thông qua việc đăng ký bản quyền và gắn kết các quyền tác giả với tác phẩm sáng tạo. Quyền sở hữu công nghiệp được bảo vệ thông qua việc đăng ký sáng chế, đăng ký kiểu dáng công nghiệp và đăng ký nhãn hiệu. Quyền bảo hộ này cho phép chủ sở hữu tận hưởng và kiểm soát việc sử dụng tác phẩm hoặc công nghiệp của mình.

Câu hỏi 3: Tại sao quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp quan trọng?

Câu trả lời: Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sáng tạo và đảm bảo công bằng trong lĩnh vực sáng tạo và kinh doanh. Bảo vệ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp giúp thúc đẩy sự đổi mới, đầu tư nghiên cứu và phát triển, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, và thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.

Trên đây là một số thông tin quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp. Khi xảy ra tranh chấp, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Bảo Châu

Viết một bình luận