Hiện nay, đạo nhái trong môi trường kỹ thuật số là một vấn đề rất được mọi người chú ý, do vậy, việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm được sáng tạo trong môi trường này là một quy định hết sức cần thiết. Vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định như thế nào về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số?
Quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số
Nội dung bài viết:
1. Một số khái niệm
1.1 Quyền tác giả là gì?
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019): “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
1.2 Kỹ thuật số là gì?
Kỹ thuật số là kiểu tín hiệu và định dạng dữ liệu trong ngành điện tử, sử dụng các trạng thái rời rạc với tương tự, dùng những thay đổi liên tục của tín hiệu.
1.3 Môi trường kỹ thuật là như thế nào?
Môi trường kỹ thuật số là chỉ tổ hợp các yếu tố bên ngoài, bao trùm của một hệ thống kiểu tín hiệu và định dạng dữ liệu dựa trên thuật số, ở dạng nhị phân với đơn vị là các bit, dùng hai ký tự để biểu đạt một giá trị số. “0” và “1” trên cơ sở tổng số các lũy thừa của 2, để định dạng các kiểu tín hiệu và dữ liệu được mo tả bằng các bit. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng của nó.
Hiện nay, kỹ thuật số đã thâm nhập và ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội: máy tính, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại kỹ thuật số, truyền hình kỹ thuật số, thư điện tử, truyền hình trực tuyến, giáo dục từ xa, các phương tiện sao lưu giữ kỹ thuật số, các thiết bị kỹ thuật số, ngôi nhà số…tất cả đã thâm nhập và chiếm lĩnh mọi mặt của đời sống.
2. Quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số
Trong môi trường kỹ thuật số các bản quyền dễ bị xâm nếu chúng được đưa vào và truyền thông qua các hệ thống mạng kỹ thuật số tương tác. Cộng đồng quyền tác giả hiện nay mong muốn khai thác các sản phẩm trí tuệ của mình theo cách thức là có thể đưa các sản phẩm này lên mạng và nhận được phí của người sử dụng.
Trong khi đó, một chiếc máy tính có kết nối internet, người dùng internet có thể khai thác, sử dụng hàng loạt sản phẩm trí tuệ một cách dễ dàng thông qua các trang web mà không cần biết tác giả là ai.
Như vậy, bản quyền trong môi trường kỹ thuật số chính là quyền của tác giả, chủ sở hữu đối với tác phẩm được bảo hộ trên nền tảng kỹ thuật số.
3. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số bao gồm những gì?
Để đăng ký bản quyền tác giả, tác giả cần chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu như sau:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
+ Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả.
+ Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên. Tờ khai cần ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan và tóm tắt nội dung tác phẩm trong môi trường kỹ thuật số cần đăng ký.
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả.
+ 01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả. 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
– Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
– Chứng minh nhân dân công chứng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;
– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty (nếu chủ sở hữu là công ty).
4. Thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm trong môi trường kỹ thuật số
Thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm trong môi trường kỹ thuật số sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin và tài liệu cần thiết cho việc đăng ký bản quyền âm nhạc như: Tên tác phẩm, ngày hoàn thành tác phẩm ngày công bố tác phẩm ra công chúng, hình thức công bố tác phẩm, thông tin chủ sở hữu tác phẩm.
Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm kỹ thuật số bao gồm tờ khai đăng ký quyền tác giả, hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả và các giấy tờ có liên quan khác được quy định theo pháp luật.
Bước 3: Nộp hồ sơ dăng ký tại cơ quan đăng ký.Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại địa chỉ của Cục Bản quyền tác giả.
Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền tại cơ quan đăng ký. Hồ sơ sẽ được theo dõi sau khu nộp để kịp thời bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của cơ quan đăng ký.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm kỹ thuật số. Sau khi hồ sơ đăng ký được chấp nhận hợp lệ, người đăng ký tiến hành nộp lệ phí để được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm.
Tóm lại, bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật là hết sức cần thiết trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Để tìm hiểu thêm thông tin về Luật sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ với ACC để được tư vấn trực tiếp.