Quyền tác giả trong tư pháp quốc tế là gì? (Quy định 2022)
Quyền tác giả là một trong những quyền của các cá nhân, tổ chức sáng tạo tác phẩm mới hoặc là chủ sở hữu tác phẩm. Vậy quyền tác giả phát sinh khi nào và có những lưu ý gì khi thực hiện quyền tác giả. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Quyền tác giả trong tư pháp quốc tế
Nội dung bài viết:
1. Quyền tác giả là gì?
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019): “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
2. Quyền tác giả trong tư pháp quốc tế được hiểu như thế nào?
Quyền tác giả trong tư pháp quốc tế là quyền nhân thân và quyền tài sản phát sinh từ các quan hệ về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài.
Yếu tố nước ngoài ở đây được thể hiện với 1 trong 3 yếu tố:
– Chủ thể: tác giả là người nước ngoài hoặc chủ sở hữu tác phẩm là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài.
– Sự kiện: sự kiện pháp lý xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền tác giả xảy ra ở nước ngoài.
– Tài sản: tác phẩm được sử dụng ở nước ngoài.
3. Đặc điểm của quyền tác giả trong tư pháp quốc tế
– Đặc điểm thứ nhất của quyền tác giả trong tư pháp quốc tế là chủ thể trong các mối quan hệ này là cá nhân, tổ chức mang quốc tịch của quốc gia khác hoặc cư trú, đặt trụ sở ở quốc gia khác. Cá nhân đó có thể là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm hoặc là chủ sở hữu quyền tác giả hoặc khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền của tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả; tổ chức đó có thể là chủ sở hữu quyền tác giả và cũng có thể là tổ chức khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền của tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Đặc điểm thứ hai của quyền tác giả và quyền liên quan là các quyền này bị giới hạn bởi yếu tố lãnh thổ, nghĩa là quyền tác giả, quyền liên quan phát sinh theo pháp luật nước nào thì chỉ có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ nước đó mà thôi. Điều đó có nghĩa là khi tác phẩm được sao in, dịch… ở nước ngoài mà không có sự đồng ý của tác giả thì rõ ràng đã ảnh hưởng đến lợi ích và danh tiếng của tác giả, nhưng xét dưới góc độ pháp lý thì tác giả cũng không có quyền yêu cầu bảo hộ quyền lợi chính đáng cho mình.
– Đặc điểm thứ ba của quyền tác giả trong quan hệ quốc tế là việc điều chỉnh pháp lý các quan hệ về sở hữu trí tuệ nói chung, về quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng trong phạm vi nội bộ quốc gia cũng như trong trường hợp các quan hệ này có yếu tố nước ngoài là nhằm thừa nhận và tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức của quốc gia mình cũng như cá nhân, tổ chức của quốc gia khác đầu tư tiền của, sức lực tạo ra các tài sản trí tuệ, và của cả những người có quyền sử dụng hợp pháp những tài sản này theo quy định của pháp luật.
Vì những lý do nêu trên, trong phạm vi lãnh thổ quốc gia của mình, ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt các quốc gia phát triển và các quốc gia mới nổi, đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện mọi biện pháp để đẩy mạnh phát triển hoạt động sáng tạo ra tài sản phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học xuất hiện lần đầu tiên trên lãnh thổ của mình và các quyền tác giả, quyền liên quan này chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ nơi nó được bảo hộ. Chính vì vậy xảy ra tình trạng tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học này bị sao chép, đánh cắp, khai thác, sử dụng ở các quốc gia khác mà không bị ngăn chặn, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tác giả, chủ sở hữu và những người có quyền sử dụng hợp pháp các tác phẩm đó.
Do sự giao lưu quốc tế về dân sự, kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và văn hoá ngày càng phát triển, quan hệ về quyền tác giả, quyền liên quan có yếu tố nước ngoài cũng ngày càng phát triển. Thực trạng này đặt ra yêu cầu đối với các quốc gia, một mặt phải quy định ngày càng rõ ràng và cụ thể trong pháp luật quốc gia về vấn đề bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan có yếu tố nước ngoài nói riêng, mặt khác phải đẩy mạnh việc hợp tác, ký kết các điều ước quốc tế song phương và đặc biệt là các điều ước quốc tế đa phương nhằm bảo hộ các quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức mang quốc tịch quốc gia mình trên lãnh thổ các quốc gia khác cũng như của cá nhân, tổ chức mang quốc tịch quốc gia khác liên quan trên lãnh thổ của quốc gia mình.
Với các điều ước quốc tế đa phương này, có thể nói hệ thống bảo hộ quốc tế quyền tác giả, quyền liên quan đã được thiết lập từ cuối và song phương để nâng cao hơn nữa hiệu quả điều chỉnh pháp lý các quan hệ về quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan có yếu tố nước ngoài nói riêng.
4. Một số câu hỏi thường gặp:
Chi phí đăng ký bản quyền tác giả hết bao nhiêu tiền?
Chi phí đăng ký quyền tác giả dao động từ 100.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ.
Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả ở đâu?
Cục bản quyền tác giả hoặc các văn phòng đại diện.
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bao lâu?
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.
Như vậy, từ những thông tin đã được cung cấp ở trên, các bạn đã có thể nắm nội dung quy định về quyền tác giả trong tư pháp quốc tế. Nếu có thắc mắc gì về quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung, hãy liên hệ với ACC để được nhận tư vấn trực tiếp.