Hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng rất được mọi người quan tâm và chú ý đến. Đây đều là những quyền được pháp luật Việt Nam quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả hay chủ sở hữu tác phẩm. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người nhằm lẫn giữa quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ. Vậy quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả có điểm gì khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ
Nội dung bài viết:
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1 Quyền tác giả là gì?
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019): “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
1.2 Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.
Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm: Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ).
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đối với kết quả của hoạt động sáng tạo của con người. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học kĩ thuật; quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp (Quyền tác giả; Quyền sở hữu công nghiệp).
2. Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ có phải là một?
Căn cứ khái niệm của quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả, ta có thể dễ dàng phân biệt được hai quyền này và thấy rằng quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ không phải là một vì:
– Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả quyền tác giả.
– Quyền sở hữu trí tuệ có thể là quyền tác giả
– Quyền tác giả không thể là quyền sở hữu trí tuệ
3. Phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ
3.1 Điểm giống nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ
– Đều bảo hộ sản phẩm của trí tuệ, tư duy.
– Đều có chủ thể là tổ chức, cá nhân
3.2 Điểm khác nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ
Tiêu chí |
Quyền tác giả |
Quyền sở hữu trí tuệ |
Khái niệm |
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. | Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. |
Đối tượng được bảo hộ |
Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. | Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
Quyền tác giả Quyền sở hữu công nghiệp Quyền đối với giống cây trồng |
Thời điểm phát sinh |
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. | Quyền sở hữu trí tuệ phát sinh tại tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ |
Văn bằng bảo hộ |
Không nhất thiết phải có văn bằng bảo hộ vì đã được bảo hộ đương nhiên | Có một số trường hợp phải được đăng kí, công bố sau đó cấp văn bằng bảo hộ như quyền sở hữu công nghiệp, một số quyền được bảo hộ đương nhiên như quyền tác giả. |
Thời hạn bảo hộ |
Thời hạn: quyền nhân thân có thời hạn bảo hộ như sau: hết cuộc đời tác giả 75 năm, 100 năm một số quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn | Thời hạn bảo hộ tương ứng với từng đối tượng. Đối tượng đó có thể là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,…
Ngoài ra, tương ứng với từng trường hợp thời hạn bảo hộ có thể được gia hạn thêm |
4. Một số câu hỏi thường gặp:
Chi phí đăng ký bản quyền tác giả hết bao nhiêu tiền?
Chi phí đăng ký quyền tác giả dao động từ 100.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ.
Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả ở đâu?
Cục bản quyền tác giả hoặc các văn phòng đại diện.
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bao lâu?
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.
Như vậy, từ những thông tin đã được cung cấp ở trên, các bạn đã có thể phân biệt được quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ. Nếu có thắc mắc gì về quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung, hãy liên hệ với ACC để được nhận tư vấn trực tiếp.