Căn cứ pháp lý: Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 quy định về quyền tạm thời của quyền sở hữu công nghiệp.
Nội dung bài viết:
1. Quyền tạm thời đối với sáng chế
- Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế (có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp) và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp).
- Quyền tạm thời đối với sáng chế được áp dụng trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế biết rằng sáng chế đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.
- Trong trường hợp đã được thông báo bằng văn bản mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế thì khi Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp, chủ sở hữu sáng chế có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
2. Quyền tạm thời đối với kiểu dáng công nghiệp
- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Có tính mới; Có tính sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp.
- Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ dưới danh nghĩa như: Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có; Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp; Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
- Quyền tạm thời đối với kiểu dáng công nghiệp được áp dụng trong trường hợp người nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp biết rằng kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.
- Trong trường hợp đã được thông báo bằng văn bản mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng kiểu dáng công nghiệp thì khi bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được cấp, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền yêu cầu người đã sử dụng kiểu dáng công nghiệp phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
3. Quyền tạm thời đối với thiết kế bố trí
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Có tính nguyên gốc; Có tính mới thương mại.
- Nếu người có quyền đăng ký biết rằng thiết kế bố trí đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đó có quyền thông báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối với thiết kế bố trí đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế bố trí hoặc tiếp tục sử dụng
- Trong trường hợp đã được thông báo bằng văn bản mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng thiết kế bố trí thì khi Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp, chủ sở hữu thiết kế bố trí có quyền yêu cầu người đã sử dụng thiết kế bố trí phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
4. Quyền tạm thời của quyền sở hữu công nghiệp tại ACC Group:
ACC Group là công ty chuyên cung cấp dịch vụ về quyền tạm thời của quyền sở hữu công nghiệp. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:
- Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
- Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể soạn hồ sơ;
- ACC tiến hành soạn hồ sơ khi đã nhận đủ các hồ sơ khách hàng cung cấp;
- Tư vấn cho khách hàng những điểm cần lưu ý trong hợp đồng;
- Bàn giao kết quả và thanh lý hợp đồng.
5. Những câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Quyền tạm thời của quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Câu trả lời: Quyền tạm thời trong quyền sở hữu công nghiệp được cấp để bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu trong thời gian trước khi quyền bảo hộ chính thức được cấp. Đây là một biện pháp tạm thời, thường áp dụng trong trường hợp đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu chưa hoàn thành quy trình xét duyệt.
Câu hỏi 2: Quyền tạm thời được cấp như thế nào?
Câu trả lời: Quyền tạm thời được cấp thông qua việc đệ trình đơn đăng ký tương ứng với loại quyền sở hữu công nghiệp. Quy trình này thường bao gồm đăng ký, nộp phí và tuân thủ các yêu cầu pháp lý đối với từng loại quyền sở hữu công nghiệp cụ thể.
Câu hỏi 3: Quyền tạm thời có hiệu lực trong bao lâu?
Câu trả lời: Thời gian hiệu lực của quyền tạm thời phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia và loại quyền sở hữu công nghiệp. Thông thường, quyền tạm thời tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, từ vài tháng đến một vài năm. Trong thời gian này, chủ sở hữu có thể tận dụng quyền tạm thời để bảo vệ lợi ích của mình cho đến khi quyền bảo hộ chính thức được cấp.
Trên đây là một số thông tin quyền tạm thời của quyền sở hữu công nghiệp. Khi xảy ra tranh chấp, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình.