Tại sao phải đăng ký sáng chế? là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi đăng ký bằng sáng chế. Bài viết sau đây, Chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Tại sao phải đăng ký sáng chế?

Nội dung bài viết:
1. Sáng chế là gì ?
Căn cứ Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về sáng chế như sau:
“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”
Sáng chế là một trong những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Giải pháp kỹ thuật – đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật (ứng dụng các quy luật tự nhiên) nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định.
Giải pháp kỹ thuật có thể một trong các dạng sau đây:
– Sản phẩm:
- Sản phẩm dưới dạng vật thể, ví dụ dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về kết cấu, sản phâmt đó do chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người, hoặc
- Sản phẩm dưới dạng chất (gồm đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất), ví dụ vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về dự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học, ví dụ gen, thực vật/động vật biến đổi gen…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo;
– Quy trình hay phương pháp (quy trình sản xuất; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý,…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiền hành một quá trình, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được mục đích nhất định.
Sáng chế có những đặc điểm sau đây:
- Sáng chế được thể hiện dưới dạng sản phẩm là vật thể
- Dụng cụ, máy móc, linh kiện, thiết bị….là những sản phẩm dưới dạng vật thể. Các sản phẩm này được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo, đặc trưng về kết cấu có chức năng như một phương tiện để đáp ứng nhu cầu của con người
- Sáng chế được thể hiện dưới dạng sản phẩm là chất thể
- Thực phẩm, dược phẩm, vật liệu, chất liệu…là những sản phẩm dưới dạng chất thể. Các sản phẩm này được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo, đặc trưng về tỉ lệ, trạng thái và sự hiện diện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người
- Sáng chế được thể hiện dưới dạng sản phẩm là vật liệu sinh học
- Động vật biến đổi gen, thực vật, gen…là những sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học. Các sản phẩm này có chứa các thông tin di truyền, biến đổi dưới sự tác động của con người
- Phương pháp hay quy trình
- Các dấu hiệu về trình tự, điều kiện, thành phần tham gia, phương tiện thực hiện…là tập hợp các thông tin đã được xác định, tiến hành qua phương pháp hay quy trình (phương pháp chuẩn đoán, quy trình công nghệ, kiểm tra, xử lý…).
2. Bằng sáng chế là gì?
Căn cứ Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về sáng chế như sau:
“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định về khái niệm bằng sáng chế, tuy nhiên có thể hiểu bằng sáng chế là văn bằng bảo hộ sáng chếvới các tên gọi cụ thể là bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích, là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân, nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, .
Một bằng sáng chế hay bằng độc quyền sáng chế là một chứng nhận các đặc quyền dành cho nhà sáng chế hoặc chủ sở hữu sáng chế bởi một quốc gia trong một thời hạn nhất định, đổi lấy việc nội dung của sáng chế được công bố rộng rãi ra công chúng
Quy trình để cấp bằng sáng chế, các điều kiện để cấp bằng và đặc quyền cũng như thời hạn của đặc quyền thay đổi giữa các quốc gia, theo luật pháp của từng quốc gia và các thỏa thuận quốc tế.
3. Quy định về bằng sáng chế
3.1. Điều kiện để sáng chế được cấp bằng sáng chế
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
3.2. Văn bằng bảo hộ
Căn cứ quy định tại Điều 92, Luật sở hữu trí tuệ 2005 về văn bằng bảo hộ:
“Điều 92. Văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (sau đây gọi là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.
2. Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
3. Văn bằng bảo hộ gồm Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.”
3.3. Hiệu lực của bằng sáng chế
Hiệu lực của bằng sáng chế hay văn bằng bảo hộ được quy định như sau:
- Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
- Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
- Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
- Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
- Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
- Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
- Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
4. Tại sao phải đăng ký sáng chế?
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp chủ sở hữu xác lập độc quyền của mình đối với sáng chế đó, ngăn chặn hành vi xâm phạm sáng chế.
Đăng ký sáng chế có những mục đích sau:
– Bằng độc quyền sáng chế là cơ sở để chứng minh quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với sáng chế.
- Khi chủ sở hữu phát hiện ra có hành vi làm nhái hoặc bắt chước sáng chế nhằm mục đích chuộc lợi hoặc cạnh tranh với thương hiệu của chủ sở hữu thì họ có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, điều tra và xử lý hành vi vi phạm.
– Đăng ký sáng chế giúp chủ sở hữu tăng lợi thế cạnh tranh, sức mạnh thị trường và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn vì:
- Bằng độc quyền sáng chế cho phép chủ sở hữu khẳng định trước các nhà bán sỉ, nhà phân phối rằng không có bất kì chủ thể nào khác trên thị trường được phép sản xuất, buôn bán, sử dụng, phân phối sản phẩm nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Điều này có thể giảm bớt sự cạnh tranh, tăng doanh số bán hàng, và nếu tiếp thị đúng cách, chủ sở hữu có thể tính giá sản phẩm cao hơn vì các đối thủ cạnh tranh khác đã bị ngăn cấm cung cấp sản phẩm tương tự.
– Sáng chế tạo thêm nguồn thu nhập mới cho chủ sở hữu bằng cách nhượng quyền sử dụng sáng chế hoặc chuyển nhượng sáng chế.
– Việc được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế giúp chủ sở hữu dễ dàng trong việc khai thác giá trị thương mại của sáng chế đó. Khi chủ sở hữu được Nhà nước xác nhận có quyền sở hữu hợp pháp đối với sáng chế thì chủ sở hữu sẽ nhận được sự tin tưởng của bên mua khi chuyển nhượng sáng chế đó.
– Sáng chế giúp chủ sở hữu huy động vốn và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng:
- Bằng độc quyền sáng chế có thể được mua, bán hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng để giúp chủ sở hữu huy động vốn dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả. Bằng độc quyền sáng chế cũng có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng.
– Sáng chế cũng có thể được sử dụng như một công cụ để mặc cả về giá trong cuộc thương lượng về cấp phép sử dụng với đối thủ cạnh tranh hoặc khi doanh nghiệp đang bị cáo buộc xâm phạm độc quyền sáng chế của người khác
– Có vai trò quan trọng trong việc bán hàng kết hợp, cụ thể là:
- Khi khách hàng đi đến cửa hàng để mua một sản phẩm, người đó thường muốn mua thêm các sản phẩm có liên quan khác. Tương tự, khi một khách hàng bị hấp dẫn bởi sự cải tiến về sản phẩm được bảo hộ độc quyền sáng chế, doanh số bán hàng của các sản phẩm không được bảo hộ sáng chế có thể cũng tăng theo. Điều này xảy ra khi sản phẩm được bảo hộ sáng chế là một bộ phận cấu thành của một sản phẩm phức tạp hơn hoặc sản phẩm được bảo hộ độc quyền sáng chế được bán kèm với các sản phẩm khác.
– Bằng độc quyền sáng chế mở rộng quyền tự do hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường, bảo vệ chính mình trước danh mục sáng chế của đối thủ cạnh tranh.
– Chủ sở hữu có thể sử dụng bằng độc quyền sáng chế để truyền tải tín hiệu về năng lực công nghệ cao hơn, khả năng sáng tạo lớn hơn và hiệu suất hoạt động cao hơn trong chiến lược tiếp thị, quảng cáo và thương hiệu.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Tại sao phải đăng ký sáng chế? do Luật sở hữu trí tuệ cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung Tại sao phải đăng ký sáng chế?. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.