Thời gian đăng ký sáng chế là bao lâu? là vấn đề được nhiều người quan tâm khi đăng ký bằng sáng chế. Bài viết sau đây, Chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Thời gian đăng ký sáng chế là bao lâu?

Nội dung bài viết:
1. Sáng chế là gì ?
Căn cứ Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về sáng chế như sau:
“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”
Sáng chế là một trong những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Giải pháp kỹ thuật – đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật (ứng dụng các quy luật tự nhiên) nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định.
Giải pháp kỹ thuật có thể một trong các dạng sau đây:
– Sản phẩm:
- Sản phẩm dưới dạng vật thể, ví dụ dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về kết cấu, sản phâmt đó do chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người, hoặc
- Sản phẩm dưới dạng chất (gồm đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất), ví dụ vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về dự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học, ví dụ gen, thực vật/động vật biến đổi gen…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo;
– Quy trình hay phương pháp (quy trình sản xuất; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý,…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiền hành một quá trình, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được mục đích nhất định.
Sáng chế có những đặc điểm sau đây:
- Sáng chế được thể hiện dưới dạng sản phẩm là vật thể
- Dụng cụ, máy móc, linh kiện, thiết bị….là những sản phẩm dưới dạng vật thể. Các sản phẩm này được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo, đặc trưng về kết cấu có chức năng như một phương tiện để đáp ứng nhu cầu của con người
- Sáng chế được thể hiện dưới dạng sản phẩm là chất thể
- Thực phẩm, dược phẩm, vật liệu, chất liệu…là những sản phẩm dưới dạng chất thể. Các sản phẩm này được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo, đặc trưng về tỉ lệ, trạng thái và sự hiện diện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người
- Sáng chế được thể hiện dưới dạng sản phẩm là vật liệu sinh học
- Động vật biến đổi gen, thực vật, gen…là những sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học. Các sản phẩm này có chứa các thông tin di truyền, biến đổi dưới sự tác động của con người
- Phương pháp hay quy trình
- Các dấu hiệu về trình tự, điều kiện, thành phần tham gia, phương tiện thực hiện…là tập hợp các thông tin đã được xác định, tiến hành qua phương pháp hay quy trình (phương pháp chuẩn đoán, quy trình công nghệ, kiểm tra, xử lý…).
2. Bằng sáng chế là gì?
Căn cứ Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về sáng chế như sau:
“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định về khái niệm bằng sáng chế, tuy nhiên có thể hiểu bằng sáng chế là văn bằng bảo hộ sáng chếvới các tên gọi cụ thể là bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích, là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân, nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, .
Một bằng sáng chế hay bằng độc quyền sáng chế là một chứng nhận các đặc quyền dành cho nhà sáng chế hoặc chủ sở hữu sáng chế bởi một quốc gia trong một thời hạn nhất định, đổi lấy việc nội dung của sáng chế được công bố rộng rãi ra công chúng
Quy trình để cấp bằng sáng chế, các điều kiện để cấp bằng và đặc quyền cũng như thời hạn của đặc quyền thay đổi giữa các quốc gia, theo luật pháp của từng quốc gia và các thỏa thuận quốc tế.
3. Quy định về bằng sáng chế
3.1. Điều kiện để sáng chế được cấp bằng sáng chế
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
3.2. Văn bằng bảo hộ
Căn cứ quy định tại Điều 92, Luật sở hữu trí tuệ 2005 về văn bằng bảo hộ:
“Điều 92. Văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (sau đây gọi là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.
2. Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
3. Văn bằng bảo hộ gồm Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.”
3.3. Hiệu lực của bằng sáng chế
Hiệu lực của bằng sáng chế hay văn bằng bảo hộ được quy định như sau:
- Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
- Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
- Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
- Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
- Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
- Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
- Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
4. Thời gian đăng ký sáng chế
Căn cứ Điều 119, Luật sở hữu trí tuệ 2005:
“Điều 119. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn.
2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn sau đây:
a) Đối với sáng chế là mười hai tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn;…”
“Điều 110. Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
“…2. Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn …”
Theo đó, thời gian kể từ ngày nộp đơn đến khi có câu trả lời đồng ý cấp bằng bảo hộ sáng chế là 31 tháng. Nếu sau khi bạn nộp đơn đăng kí bảo hộ độc quyền sáng chế có một doanh nghiệp khác đi vào sản xuất sản phẩm tương tự sản phẩm mà bạn đăng kí độc quyền thì sáng chế của bạn vẫn không bị cọi là mất tính mới và vấn được có thể được cấp văn bằng bảo hộ bình thường.
Còn đối với công ty có sản xuất sản phẩm tương tự sản phẩm mà bạn đăng kí bảo hộ, bạn có thể yêu cầu công ty dừng sản xuất, nếu công ty không đồng ý bạn có thể nộp đơn yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở yêu cầu giải quyết. Trong trường hợp này công ty kia có thể bị xử lí vi phạm hành chính tùy theo mức độ quy định tại nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Thời gian đăng ký sáng chế là bao lâu? do Luật sở hữu trí tuệ cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung Thời gian đăng ký sáng chế là bao lâu?. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.