Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật đảm bảo độc quyền khai thác nhằm mục đích thương mại trong thời gian hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Theo quy định tại Điều 93,Luật sở hữu trí tuệ 2005, hiệu lực của văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu được ấn định như sau:
“- Đối với nhãn hiệu: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.”
Quy định về thời gian bảo hộ khác nhau như vậy nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp của chủ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế của mình.
Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền xuất phát từ các sáng tạo trí tuệ của con người (như sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch IC…). Và, để có được các thành quả sáng tạo trí tuệ này, thường phải đầu tư trí tuệ, công sức, tài chính. Do đó, việc bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ là vô cùng cần thiết. Vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ quy định như thế nào về thời hạn bảo hộ sở hữu công nghiệp? Cụ thể, thời hạn bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định như sau:
Nội dung bài viết:
Đối với sáng chế:
Sáng chế có hai loại văn bằng bảo hộ được cấp với thời hạn bảo hộ khác nhau, đó là: Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Đối với sáng chế được cấp Bằng độc quyền sáng chế được bảo hộ từ ngày cấp Bằng đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Còn, đối với sáng chế được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được bảo hộ từ ngày cấp Bằng đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn.
*Lưu ý:
– Bằng độc quyền có hiệu lực 20 năm hoặc 10 năm tính từ ngày nộp đơn nhưng không phải là sau khi được cấp, các Bằng độc quyền đó sẽ tự động có hiệu lực đến hết 20 năm hay 10 năm. Pháp luật có quy định hằng năm chủ Bằng độc quyền phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực. Nếu chủ sở hữu không thực hiện nghĩa vụ này thì Bằng độc quyền sẽ tự động chấm dứt hiệu lực ngay sau khi lệ phí duy trì hiệu lực cho năm tiếp theo không được nộp.
– Thời điểm phát sinh quyền đối với sáng chế cũng như các đối tượng sở hữu công nghiệp khác mà quyền được xác lập trên cơ sở đăng ký sẽ là ngày cấp văn bằng bảo hộ chứ không phải là ngày nộp đơn. Đối với một số đối tượng sở hữu công nghiệp, tồn tại quyền tạm thời kể từ ngày công bố đơn đến ngày cấp văn bằng bảo hộ.
Kiểu dáng công nghiệp:
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ từ ngày cấp Bằng độc quyền đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn và Bằng độc quyền này có thể được gia hạn hiệu lực liên tiếp 2 lần, mỗi lần 5 năm.
Do vậy, thời hạn có hiệu lực tối đa của một Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là 15 năm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Bằng độc quyền sẽ không tự động có hiệu lực đến hết 15 năm mà khi hết kỳ hiệu lực 5 năm trước. Nên, chủ Bằng độc quyền phải làm thủ tục gia hạn tại Cục Sở hữu trí tuệ (và sẽ được ghi nhận vào Bằng độc quyền) thì Bằng độc quyền mới tiếp tục có hiệu lực cho kỳ hạn sau.
Nhãn hiệu:
Nhãn hiệu được bảo hộ từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn và Giấy chứng nhận có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Do đó, về nguyên tắc nhãn hiệu được bảo hộ vô thời hạn với điều kiện sau mỗi 10 năm, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải làm thủ tục gia hạn hiệu lực tại Cục Sở hữu trí tuệ (và sẽ được ghi nhận vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu).
Và, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam cũng tương tự như thời hạn bảo hộ nhãn hiệu được đăng ký trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn:
Pháp luật quy định đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn sẽ được bảo hộ từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký và và chấm dứt hiệu lực vào ngày sớm nhất trong số những ngày, đó là: Kết thúc 10 – kể từ ngày nộp đơn; Kết thúc 10 – kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới; Kết thúc 15 năm – kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí. Theo đó, trong Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn thì một trong ba hoặc cả ba sự kiện trên sẽ được đề cập để tính thời hạn bảo hộ chính xác của thiết kế bố trí liên quan.
Quyền đối với chỉ dẫn địa lý:
Chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn – kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là quy định vô thời hạn không đồng nghĩa với vĩnh viễn. Do đó, khái niệm vô thời hạn được hiểu là chỉ dẫn địa lý sẽ còn được bảo hộ chừng nào chỉ dẫn địa lý đó còn đáp ứng điều kiện bảo hộ. Trong trường hợp chỉ dẫn địa lý không còn đáp ứng điều kiện bảo hộ thì hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký liên quan sẽ bị chấm dứt.
Như vậy, pháp luật quy định về thời hạn đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp nhằm xác định thời hạn hiệu lực của văn bằng hảo hộ là bao lâu? Và trong một số trường hợp khi văn bằng bảo hộ hết hiệu lực thì chủ văn bằng cần nộp lệ phí gia hạn để tiếp tục duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ.
Công ty ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp:
ACC Group là công ty chuyên dịch vụ tư vấn pháp lý về thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:
+ Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể.
+ Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể soạn hồ sơ.
+ ACC tiến hành soạn hồ sơ khi đã nhận đủ thông tin khách hàng cung cấp.
+ Tư vấn cho khách hàng những điểm cần lưu ý trong hợp đồng.
+ Bàn giao kết quả và thanh lý hợp đồng.
Trên đây là một số nội dung về thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Hãy liên hệ ngay công ty ACC để được tư vấn chi tiết hơn.