Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền xuất phát từ các sáng tạo trí tuệ của con người (như sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch IC…). Và, để có được các thành quả sáng tạo trí tuệ này, thường phải đầu tư trí tuệ, công sức, tài chính. Do đó, việc bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ là vô cùng cần thiết.
Theo quy định của pháp luật, với các doanh nghiệp việc đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp là không bắt buộc. Việc có đăng ký hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì lợi ích của mình doanh nghiệp cần quan tâm đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp mà mình có.
Nội dung bài viết:
Thời hạn quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Quyền sở hữu công nghiệp là một chế định pháp luật bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sáng tạo, sử dụng, định đoạt các sản phẩm do lao động trí tuệ làm ra trong lĩnh vực công nghiệp.
Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là thời hạn do pháp luật quy định trong đó Nhà nước bảo hộ quyền của chủ sở hữu, quyền của tác giả đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.
Đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp:
– Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
– Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
– Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
– Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
– Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
– Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
– Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Quy định về thời hạn quyền sở hữu công nghiệp:
Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005, thời hạn đối với quyền sở hữu trí tuệ đối với các quyền nhân thân không gắn với tài sản được bảo hộ vô thời hạn, còn quyền đối với quyền tài sản, quyền nhân thân gắn với tài sản được xác định như sau:
– Đối với quyền tác giả: Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Những tác phẩm còn lại có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết. Trong trường hợp tác phẩm có nhiều đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
– Đối với sáng chế: Đối với sáng chế được cấp bằng độc quyền sáng chế được bảo hộ từ ngày cấp bằng đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Còn, đối với sáng chế được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích được bảo hộ từ ngày cấp Bằng đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn;
*Lưu ý:
– Bằng độc quyền có hiệu lực 20 năm hoặc 10 năm tính từ ngày nộp đơn nhưng không phải là sau khi được cấp, các Bằng độc quyền đó sẽ tự động có hiệu lực đến hết 20 năm hay 10 năm. Pháp luật có quy định hằng năm chủ Bằng độc quyền phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực. Nếu chủ sở hữu không thực hiện nghĩa vụ này thì Bằng độc quyền sẽ tự động chấm dứt hiệu lực ngay sau khi lệ phí duy trì hiệu lực cho năm tiếp theo không được nộp.
– Thời điểm phát sinh quyền đối với sáng chế cũng như các đối tượng sở hữu công nghiệp khác mà quyền được xác lập trên cơ sở đăng ký sẽ là ngày cấp văn bằng bảo hộ chứ không phải là ngày nộp đơn. Đối với một số đối tượng sở hữu công nghiệp, tồn tại quyền tạm thời kể từ ngày công bố đơn đến ngày cấp văn bằng bảo hộ.
– Kiểu dáng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ từ ngày cấp Bằng độc quyền đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn và Bằng độc quyền này có thể được gia hạn hiệu lực liên tiếp 2 lần, mỗi lần 5 năm.
Do vậy, thời hạn có hiệu lực tối đa của một Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là 15 năm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Bằng độc quyền sẽ không tự động có hiệu lực đến hết 15 năm mà khi hết kỳ hiệu lực 5 năm trước. Nên, chủ Bằng độc quyền phải làm thủ tục gia hạn tại Cục Sở hữu trí tuệ (và sẽ được ghi nhận vào Bằng độc quyền) thì Bằng độc quyền mới tiếp tục có hiệu lực cho kỳ hạn sau.
– Nhãn hiệu được bảo hộ từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn và Giấy chứng nhận có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Như vậy nhãn hiệu có thể được bảo hộ vô thời hạn nếu sau mỗi 5 năm chủ sở hữu tiến hành đăng ký gia hạn;
– Chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn – kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Nhưng nếu hàng hóa sản phẩm không còn đáp ứng những điều kiện của chỉ dẫn địa lý thì sẽ mất quyền bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý đó;
– Bí mật kinh doanh được bảo hộ tự động cho đến khi bí mật bị công khai.
Công ty ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về thời hạn quyền sở hữu công nghiệp:
ACC Group là công ty chuyên dịch vụ tư vấn pháp lý về thời hạn quyền sở hữu công nghiệp. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:
+ Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể.
+ Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể soạn hồ sơ.
+ ACC tiến hành soạn hồ sơ khi đã nhận đủ thông tin khách hàng cung cấp.
+ Tư vấn cho khách hàng những điểm cần lưu ý trong hợp đồng.
+ Bàn giao kết quả và thanh lý hợp đồng.
Trên đây là một số nội dung về thời hạn quyền sở hữu công nghiệp. Hãy liên hệ ngay công ty ACC để được tư vấn chi tiết hơn.