Thông tư về bảo hộ giống cây trồng theo quy định hiện hành

Hiện nay vấn đề về bảo hộ giống cây trồng được quản lý chặt chẽ bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua các thông tư hướng dẫn. Bài viết dưới đây là cập nhật mới nhất liên quan đến thông tư về bảo hộ giống cây trồng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các văn bản pháp luật liên quan đến bảo hộ giống cây trồng

  • Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009;
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 06 năm 2019;
  • Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

Một số nội dung quan trọng của thông tư về bảo hộ giống cây trồng

2.1.  Hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Tài liệu trong đơn đăng ký bảo hộ theo quy định tại Điều 174 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 8 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

a) Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 5 của Thông tư này;

b) Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm DUS theo mẫu tại quy phạm khảo nghiệm DUS của từng loài cây trồng;

c) Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt;

d) Giấy uỷ quyền theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư này (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

đ) Ảnh chụp mẫu giống: Tối thiểu 03 ảnh màu thể hiện 3 tính trạng đặc trưng của giống, kích cỡ 9cm x 15 cm;

(Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT)

2.2. Thẩm quyền cấp bằng bảo hộ đối với giống cây trồng

Cục trưởng Cục Trồng trọt quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng trong trường hợp chuyển nhượng Bằng bảo hộ giống cây trồng.

(Theo khoản 3 Điều 9 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT)

2.3. Chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ

  • Trước khi Cục Trồng trọt ra thông báo từ chối đơn, thông báo chấp nhận đơn; quyết định cấp Bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng, chủ đơn có quyền chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng cho người khác. Bên nhận chuyển nhượng đơn đăng ký trở thành chủ đơn. Việc chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ được làm thành hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 88/2010/NĐ-CP.
  • Chủ đơn (bên chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ) nộp 01 bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt. Hồ sơ gồm:

a) Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư này;

b) Hợp đồng (bản chính hoặc bản sao chứng thực) bằng tiếng Việt hoặc phải dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai;

c) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, đối với trường hợp giống cây trồng thuộc sở hữu chung;

d) Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt;

đ) Trường hợp giống cây trồng được tạo ra bằng ngân sách nhà nước thì phải bổ sung các tài liệu chứng minh việc chuyển nhượng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP.

Những câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Thông tư về bảo hộ giống cây trồng là gì?

Câu trả lời: Thông tư về bảo hộ giống cây trồng là một văn bản quy định các quy định và quy trình để đăng ký và bảo hộ các giống cây trồng mới. Thông tư này nhằm bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ cho các nhà nghiên cứu, nhà sản xuất giống cây và bảo vệ quyền lợi của người sở hữu giống cây trồng.

Câu hỏi 2: Mục đích chính của Thông tư về bảo hộ giống cây trồng là gì?

Câu trả lời: Mục đích chính của Thông tư về bảo hộ giống cây trồng là khuyến khích nghiên cứu và phát triển giống cây mới, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ cho người nghiên cứu và người sở hữu giống cây trồng, bảo vệ nguồn lợi gen và đảm bảo chất lượng và an toàn của giống cây trồng được sản xuất và tiêu thụ.

Câu hỏi 3: Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng như thế nào theo Thông tư?

Câu trả lời: Thông tư về bảo hộ giống cây trồng quy định các thủ tục đăng ký bao gồm việc nộp đơn đăng ký, xác nhận chất lượng và thu thập thông tin về giống cây trồng. Đơn đăng ký sẽ được xem xét và kiểm tra bởi cơ quan chức năng, sau đó, nếu đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu, giống cây trồng sẽ được cấp chứng chỉ bảo hộ và được công nhận là giống cây trồng bảo hộ.

Trên đây là quy định của pháp luật hiện hành về bảo hộ giống cây trồng. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Bảo Châu

Viết một bình luận