Trình tư và thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Giống cây trồng là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và có thể được được bảo hộ nếu đảm bảo thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Bài viết dưới đây là cập nhật mới nhất của chúng tôi về thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Văn bản quy phạm pháp luật

  • Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009;
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 06 năm 2019.

Giống cây trồng và quyền đối với giống cây trồng

Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về giống cây trồng và quyền đối với giống cây trồng như sau:

  • Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.
  • Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này. (Khoản 4 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

Ai được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng?

Các tổ chức, cá nhân sau đây được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng khi có đơn yêu cầu hợp lệ:

  • Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
  • Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng.” (Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009)

Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ

Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp. (Điều 158 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Thủ tục nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng

  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là đơn đăng ký bảo hộ) trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài không có địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam nộp đơn đăng ký bảo hộ thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. (Điều 165 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Đối tượng nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng

  1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 157 của Luật này nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là đơn đăng ký bảo hộ) trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
  2. Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được kinh doanh dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng:

a) Là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;

b) Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);

  1. Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này được hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng.
  2. Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;

b) Hoạt động trong một tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng.

  1. Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng:

a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Thường trú tại Việt Nam;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học;

d) Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về quyền đối với giống cây trồng liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về quyền đối với giống cây trồng liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

đ) Không phải là công chức, viên chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền đối với giống cây trồng;

e) Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. (Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009)

 

Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại ACC Group.

ACC Group là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
  • ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
  • Bàn giao kết quả.

Trên đây là quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.

Những câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng là gì?

Câu trả lời: Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng là quy trình hình thành và xác nhận quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng mới, đảm bảo rằng người nắm giữ quyền sở hữu sẽ được hưởng các lợi ích pháp lý và kinh tế từ việc sử dụng và tiếp thị giống cây trồng đó.

Câu hỏi 2: Quy trình đăng ký bảo hộ giống cây trồng bao gồm những bước chính nào?

Câu trả lời: Quy trình đăng ký bảo hộ giống cây trồng thường bao gồm các bước sau:

  • Thu thập thông tin về giống cây trồng: Bao gồm mô tả chi tiết về đặc điểm của giống cây trồng và thông tin về quá trình nghiên cứu, phát triển giống.
  • Nộp hồ sơ đăng ký: Gửi hồ sơ đăng ký bao gồm thông tin và tài liệu liên quan đến giống cây trồng cần đăng ký đến cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  • Xét duyệt và kiểm tra: Cơ quan chức năng sẽ xem xét hồ sơ và tiến hành kiểm tra để đảm bảo giống cây trồng đáp ứng các tiêu chí bảo hộ.
  • Cấp giấy chứng nhận bảo hộ: Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, giấy chứng nhận bảo hộ sẽ được cấp, xác nhận quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng.

Câu hỏi 3: Ý nghĩa của thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng là gì?

Câu trả lời: Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và khuyến khích sự phát triển và sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này đảm bảo rằng người nắm giữ quyền sở hữu sẽ được hưởng các lợi ích kinh tế từ việc tiếp thị, sản xuất và kinh doanh giống cây trồng, đồng thời tạo động lực cho việc nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng mới, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông nghiệp.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Bảo Châu

Viết một bình luận