Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ

Rate this post

Đối với mỗi loại sản phẩm, dịch vụ có một cách thức đăng ký tương ứng với thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ khác nhau. Trong bài viết này, ACC Group sẽ cung cấp đến bạn đọc các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ.

Xác định thủ tục cần đăng ký

Đầu tiên cần phân loại sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tượng sở hữu trí tuệ nào, việc này rất quan trọng vì chỉ khi phân loại đúng mới có thể thực hiện chính xác thủ tục đăng ký.

Đối với các tác phẩm như sách, truyện, phim, hình ảnh, bài hát, tranh vẽ, chương trình máy tính… cần thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đối với những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại… cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đối với giống cây trồng cần thực hiện thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ tại Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thủ tục đăng ký quyền tác giả

bản quyền tác giả

Dưới đây, ACC Group sẽ hướng dẫn bạn đọc thủ tục đăng ký quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

Người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả

Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có thể tự mìn nộp hồ sơ hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thay mình nộp hồ sơ.

Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả nộp đơn đăng ký.

Cách thức nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bản quyền tác giả.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả
  • Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả
  • Giấy uỷ quyền, nếu ủy quyền nộp hồ sơ 
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu được thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao…
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được quy định tại Thông tư 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016.

Thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Trước khi tiến hành đăng ký thương hiệu, việc quan trọng mà doanh nghiệp cần làm đó là tra cứu xem nhãn hiệu của mình có bị trùng lặp, tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, thương hiệu của các cá nhân, tổ chức khác hay không. 

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép:

Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ

Tài liệu cần có:

    • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN: 02 bản, đánh máy;
    • Mẫu nhãn hiệu kèm theo: 05 bản;
    • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Ngoài ra cần chuẩn bị các tài liệu khác như:

    • Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký thương hiệu được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
    • Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
    • Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
    • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
    • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Thời hạn xử lý đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và xem xét theo trình tự sau:

    • Thẩm định hình thức: 01 tháng
    • Công bố đơn đăng ký: 02 tháng kể từ ngày đơn hợp lệ
    • Thẩm định nội dung: không quá 9 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Hình thức nộp đơn:

    • Nộp đơn giấy: nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.
    • Nộp đơn trực tuyến: cần có chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. 

Thủ tục đăng ký sáng chế

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép: Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ

Tài liệu cần có:

    • Tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN: 02 bản, đánh máy;
    • Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích theo quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN: 02 bản, nội dung có phần mô tả, yêu cầu bảo hộ và hình vẽ (nếu có);
    • Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích: không quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng;
    • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Ngoài ra cần chuẩn bị các tài liệu khác như:

    • Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
    • Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
    • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
    • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Thời hạn xử lý đơn đăng ký sáng chế:

Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích và xem xét theo trình tự sau:

    • Thẩm định hình thức: 01 tháng
    • Công bố đơn đăng ký: 02 tháng kể từ ngày đơn hợp lệ
    • Thẩm định nội dung: không quá 18 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Hình thức nộp đơn:

    • Nộp đơn giấy: nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.
    • Nộp đơn trực tuyến: cần có chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. 

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép:

Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ

Tài liệu cần có:

    • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN: 02 bản, đánh máy;
    • Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN: 01 bản;
    • 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;
    • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Ngoài ra cần chuẩn bị các tài liệu khác như:

    • Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
    • Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
    • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
    • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Thời hạn xử lý đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:

Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn đăng ký thiết kế công nghiệp và xem xét theo trình tự sau:

    • Thẩm định hình thức: 01 tháng
    • Công bố đơn đăng ký: 02 tháng kể từ ngày đơn hợp lệ
    • Thẩm định nội dung: không quá 7 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Hình thức nộp đơn:

    • Nộp đơn giấy: nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.
    • Nộp đơn trực tuyến: cần có chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. 

Dịch vụ tư vấn đăng ký sở hữu trí tuệ của ACC Group

ACC Group là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Trình tự ACC Group thực hiện công việc như sau:

  • Tiếp nhận, nghiên cứu yêu cầu của khách hàng về thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ;
  • Tiến hành tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ;
  • Soạn thảo các hồ sơ đăng ký bảo hộ;
  • Hướng dẫn khách hàng ký, đóng dấu, chuẩn bị hồ sơ;
  • Nộp bộ hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo dõi, thay mặt khách hàng giải trình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cập nhật tình trạng hồ sơ với khách hàng;
  • Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng đúng thời hạn. 

Hãy liên hệ ngay đến dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ của ACC để nhận được tư vấn và sự hỗ trợ chuyên nghiệp đến từ đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Hữu Tài

Viết một bình luận