Thủ tục đăng ký thương hiệu thực phẩm (Cập nhật 2023)

Đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm là gì?

– Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.

– Nhãn hiệu là các dấu hiệu, tên, một từ ngữ, một hình vẽ hoặc bao gồm tất cả các yếu tố đó để xác định một sản phẩm, dịch vụ và phân biệt các sản phẩm, dịch vụ đó với các đối thủ cạnh tranh.

– Đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm là việc tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ nhãn hiệu cho dòng sản phẩm thực  phẩm nhất định lên trên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể ở đây là Cục Sở Hữu trí tuệ để Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện việc xem xét và cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu ( Thương hiệu) cho sẩn phẩm thực phẩm đó.

 

Vì sao phải đăng ký thương hiệu cho thực phẩm

– Được độc quyền sử dụng thương hiệu đã đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam tránh trường hợp bị mất thương hiệu hoặc bị làm giả, làm nhái thương hiệu nhưng không có cơ sở để xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu do không chứng minh được là chủ sở hữu thương hiệu đó.

– Được yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành biện pháp hành chính hoăc hình sự đối với cá nhân/tổ chức có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với thương hiệu đã đăng ký.

– Cho phép cá nhân/tổ chức khác có nhu cầu sử dụng thương hiệu và phải trả phí sử dụng thương hiệu.

– Tạo được sự tin tưởng của khác hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

– Tạo được lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu khác cùng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

 

Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

Việc phân nhóm sản phẩm cho nhãn hiệu dự định đăng ký chính là xác định phạm vi bảo hộ. Theo bảng phân loại Ni xơ phiên bản 10 thì các sản phẩm thực phẩm được phân nhóm như sau:

  • Đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật cũng như rau và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản thuộc nhóm 29;
  • Đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật đã chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản cũng như các loại gia vị dùng cho thực phẩm được phân vào nhóm 30.
  • Thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh ( nhóm 5); chất bổ sung ăn kiêng ( nhóm 5); và một số thực phẩm gốc thực vật thuộc các nhóm khác nhau cần tra cứu cụ thể trong danh mục hàng hóa theo vần chữ cái.

 

Hồ sơ chuẩn bị đăng ký thương hiệu thực phẩm

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN);
  • Mẫu nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng ( kích thước không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm); tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 8×8 cm in trên tờ khai;
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí

 

Các bước thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu thực phẩm

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, Cục SHTT sẽ tiến hành xem xét và xử lý hồ sơ theo quy trình 4 bước sau:

  • Thẩm định hình thức đơn. (1 tháng tính từ ngày tiếp nhận đơn)

Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét hình thức đơn dựa trên những quy định về hình thức. Mẫu nhãn, chủ sở hữu, phân nhóm hàng hóa/dịch vụ… Nếu đơn đáp ứng các điều kiện thì Cục sẽ thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Còn nếu không đáp ứng thì Cục sẽ thông báo từ chối và yêu cầu khắc phục các thiếu sót.

  • Công bố đơn ĐKNH thực phẩm trên công báo sở hữu công nghiệp. (2 tháng tính từ ngày có thông báo đơn hợp lệ)

Đơn ĐKNH nếu được chấp thuận hợp lệ về hình thức sẽ được Cục SHTT công bố trên Công báo SHCN trong thời gian 2 tháng. Kể từ thời điểm công bố bên thứ ba sẽ biết được thông tin về đơn ĐKNH và có quyền có ý kiến phản đối cấp gửi Cục SHTT xem xét.

  • Thẩm định nội dung đơn ĐKNH. (9-12 tháng tính từ ngày công bố đơn hợp lệ)

Trường hợp đơn đáp ứng đủ điều kiện hay không đủ điều kiện thì Cục đều sẽ xử lý giống như bước thẩm định hình thức đơn.

  • Cấp văn bằng bảo hộ. (2-3 tháng tính từ ngày nộp lệ phí cấp bằng)

Nhãn hiệu sẽ được cấp văn bằng bảo hộ trong 2 – 3 tháng tính từ ngày người nộp đơn đóng lệ phí cấp bằng đầy đủ. Văn bằng sẽ có hiệu lực sử dụng trong thời gian 10 năm tính từ ngày nộp đơn. Doanh nghiệp được phép gia hạn văn bằng khi hết hạn 10 năm và số lần gia hạn không hạn chế.

 

Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu thực phẩm

  • Thời gian tra cứu sơ bộ, thẩm định và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu/thương hiệu/logo: 1 ngày làm việc.
  • Thời gian soạn hồ sơ và hoàn thành thủ tục đăng ký: 3 ngày làm việc;
  • Khi đơn đăng ký nhãn hiệu/thương hiệu/logo đã được nộp và được cấp số đơn thì trong thời gian từ 1 – 2 tháng kể từ ngày nộp đơn Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn (thẩm định về người nộp đơn, đại diện người nộp đơn, phân nhóm hàng hóa/dịch vụ,…) và sẽ gửi cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc quyết định dự định từ chối đơn. Sau đó Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định nội dung và ra quyết định cấp/không cấp văn bằng bảo hộ.

Cách thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
  • Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Thủ tục đăng ký thương hiệu thực phẩm tại ACC Group.

ACC Group là công ty chuyên cung cấp Thủ tục đăng ký thương hiệu thực phẩm. Trình tự ACC thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
  • ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn cho khách hàng nhưng điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
  • Trên đây là một số thông tin về Thủ tục đăng ký thương hiệu thực phẩm.

Những câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Thủ tục đăng ký thương hiệu thực phẩm là gì?

Câu trả lời: Thủ tục đăng ký thương hiệu thực phẩm là quá trình để đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của một thương hiệu liên quan đến sản phẩm thực phẩm. Quá trình này đảm bảo rằng thương hiệu thực phẩm được đăng ký sẽ có độc quyền và không bị sao chép hoặc sử dụng trái phép.

Câu hỏi 2: Quy trình đăng ký thương hiệu thực phẩm như thế nào?

Câu trả lời: Quy trình đăng ký thương hiệu thực phẩm thường bao gồm các bước sau đây: chuẩn bị tài liệu và hồ sơ đăng ký, nộp đơn đăng ký thương hiệu tại cơ quan chính phủ hoặc tổ chức trách nhiệm tương ứng, xác định danh mục sản phẩm thực phẩm, thanh toán phí đăng ký, và chờ xét duyệt từ cơ quan chức năng. Quá trình này có thể mất một thời gian nhất định và yêu cầu tuân thủ các quy định pháp luật về thương hiệu và thực phẩm.

Câu hỏi 3: Lợi ích của việc đăng ký thương hiệu thực phẩm là gì?

Câu trả lời: Việc đăng ký thương hiệu thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu. Đầu tiên, nó bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ độc quyền của thương hiệu, ngăn chặn việc sao chép hoặc sử dụng trái phép. Thứ hai, đăng ký thương hiệu tạo niềm tin và độ tin cậy trong việc xác định nguồn gốc và chất lượng sản phẩm thực phẩm. Cuối cùng, nó tạo ra giá trị thương hiệu và có thể hỗ trợ trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu trên thị trường thực phẩm.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.

 

Leave a Comment