Bản quyền, hay chính xác hơn là quyền tác giả, là những quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. ACC Group là đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục xử lý xâm phạm bản quyền. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về thủ tục này.
Nội dung bài viết:
Hành vi xâm phạm bản quyền là gì?
Hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật.
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Cơ quan có thẩm quyềm xử lý hành vi xâm phạm bản quyền
- Theo quy định của pháp luật Việt Nam, có quan tiến hành xử lý hành vi xâm phạm bản quyền tác giả theo yêu cầu của chủ sở hữu là Thanh tra sở văn hóa thể thao du lịch tỉnh/thành phố nơi có hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc Bộ văn hóa thể theo du lịch sẽ tiến hành xử lý hành vi xâm phạm bản quyền.
Các biện pháp xử lý xâm phạm bản quyền
Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
Biện pháp dân sự
Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Biện pháp hành chính
Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.
Biện pháp hình sự
Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Quy trình thực hiện thủ tục xử lý xâm phạm bản quyền của ACC Group
Bước 1. Phân tích hành vi xâm phạm
Đâu tiên, ACC Group sẽ xem xét nội dung bị nghi ngờ vi phạm để đánh giá có hay không có hành vi xâm phạm bản quyền tác giả. Nếu sự vi phạm này là hiển nhiên, ACC Group sẽ khuyến cáo khách hàng nên lập vi bằng thông qua tổ chức thừa phát lại; đồng thời, để cho chắc chắn, thay mặt khách hàng gửi nội dung vi phạm đi giám định tại Trung tâm Giám định quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả.
Bước 2. Gửi văn bản cảnh báo
Bước tiếp theo, ACC Group sẽ đại diện cho khách hàng gửi Thư cảnh báo tới Bên xâm phạm bản quyền của tác giả và/hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, yêu cầu Bên xâm phạm chấm dứt ngay hành vi xâm phạm. Kèm theo Thư cảnh báo có thể gửi kèm Kết luận giám định của Trung tâm Giám định quyền tác giả, quyền liên quan. Việc gửi Thư cảnh báo không phải là thủ tục bắt buộc trong quá trình xử lý hành vi xâm phạm bản quyền nhưng là động thái cần thiết để nhắc nhở Bên xâm phạm việc họ đang vi phạm bản quyền của của tác giả và/hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
Bước 3. Nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm bản quyền đến cơ quan chức năng
Trong trường hợp, Bên vi phạm không tự động chấm dứt việc xâm phạm bản quyền sau khi đã nhận được thư cảnh báo, ACC Group thay mặt khách hàng tiến hành nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng để yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành biện pháp cần thiết xử lý hành vi xâm phạm bản quyền của Bên vi phạm.