ACC Group là đơn vị cung cấp dịch vụ thủ tục xử lý xâm phạm nhãn hiệu uy tín, chuyên nghiệp. Mời khách hàng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu cụ thể hơn về thủ tục này.
Nội dung bài viết:
Nhãn hiệu là gì? Các loại nhãn hiệu?
- Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhãn
- Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, có các loại nhãn hiệu sau :
- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Chủ sở hữu nhãn hiệu được quyền sử dụng nhãn hiệu. Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:
- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
- Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
- Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu là gì ?
Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Thủ tục xử lý xâm phạm nhãn hiệu
Khi có dấu hiệu xâm phạm về nhãn hiệu thì tùy theo nhu cầu mà chúng ta áp dụng các biện pháp, phương án phù hợp. Vậy quy trình xử lý xâm phạm nhãn hiệu được thực hiện như sau:
3.1. Xác minh, thu nhập chứng cứ
- Thu thập thông tin xâm phạm nhãn hiệu qua các hành vi quảng cáo, sản xuất kinh doanh trên thị trường (phù hợp phạm vi lãnh thổ đăng ký bảo hộ);
- Xác minh thông tin nhãn hiệu có dấu hiệu xâm phạm
- Xác minh thiệt hại
- Xác minh hoạt động đăng ký sở hữu trí tuệ của Quốc gia hoặc Quốc tế (phù hợp phạm vi lãnh thổ đăng ký bảo hộ), xem chủ thể xâm phạm có ý định đăng ký hoặc đang được cơ quan chức năng xem xét cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu trí tuệ gây nhầm lẫn hoặc có ý đồ xâm phạm thì kịp thời khiếu nại, phản đối hoặc yêu cầu từ chối cấp văn bằng bảo hộ
- Giám định nhãn hiệu: Là bước không bắt buộc nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó. Do đó, giám định nhãn hiệu là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý xâm phạm nhãn hiệu chính thức.
3.2. Tiến hành xử lý xâm phạm nhãn hiệu
Biện pháp 1 : Cảnh cáo vi phạm – Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm nhãn hiệu phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại
Việc yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm do chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện bằng cách thông báo bằng văn bản cho người xâm phạm. Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.
Biện pháp 2 : Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý xâm phạm nhãn hiệu
Chủ sở hữu nhãn hiệu nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm đối với nhãn hiệu. Trình tự xét đơn yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu :
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo;
- Trường hợp tài liệu, chứng cứ do người nộp đơn cung cấp chưa đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc giải trình trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu;
- Cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ việc có thể yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu cung cấp thông tin, chứng cứ, giải trình; trưng cầu ý kiến chuyên môn của cơ quan nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp để làm rõ các tình tiết của vụ việc;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đáp ứng yêu cầu, người có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu về dự định thời gian, thủ tục, biện pháp xử lý và yêu cầu hợp tác, hỗ trợ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp trong thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm.
Dịch vụ thực hiện thủ tục xử lý xâm phạm nhãn hiệu của ACC Group
ACC Group là công ty cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục xử lý xâm phạm nhãn hiệu uy tín, chuyên nghiệp. Trình tự ACC thực hiện như sau:
– Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
– ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
– Tư vấn cho khách hàng nhưng điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
– Bàn giao kết quả.
Trên đây là một số thông tin về thủ tục xử lý xâm phạm nhãn hiệu. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.