Những biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ (Năm 2023)
Thực thi quyền sở hữu trí tuệ bao gồm việc tự bảo vệ các quyền của mình, đồng thời dựa vào các quy định của pháp luật để yêu cầu sự bảo hộ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, theo pháp luật quy định thì việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện bằng các biện pháp như dân sự, hành chính và hình sự.
Nội dung bài viết:
1. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự.
Bản chất chủ yếu của biện pháp dân sự là ngăn chặn và dành lại quyền về mặt vật chất cho tổ chức, cá nhân đã bị mất do hành vi xâm phạm quyền dân sự. Có nghĩa là, các biện pháp dân sự được áp dụng là nhằm mục đích ngăn chặn những thiệt hại liên quan đến vật chất và đòi lại cho chủ thể quyền những thiệt hại về vật chất đã bị chiếm đoạt do hành vi xâm phạm gây ra. Mà bản chất của quyền sở hữu trí tuệ là quyền về dân sự, vì vậy trong các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ (xử lý xâm phạm quyền SHTT) thì chủ thể quyền (doanh nghiệp) nên quan tâm trước tiên đến biện pháp dân sự. Bởi vì, chỉ có biện pháp dân sự mới có cơ chế bồi thường thiệt hại. Và chỉ thông qua cơ chế bồi thường thiệt hại thì chủ thể quyền SHTT mới dành lại những tổn thất về vật chất do hành vi xâm phạm gây ra. Trong khi đó, biện pháp hành chính và hình sự thể hiện tính răn đe và trừng phạt của pháp luật là chủ yếu, kể cả trong những trường hợp hai biện pháp này có áp dụng hình thức phạt tiền, thì số tiền đó cũng là để thu về cho Nhà nước chứ chủ thể quyền không được bồi hoàn từ số tiền phạt đó. Luật Sở hữu trí tuệ được xây dựng theo hướng khuyến khích và ưu tiên áp dụng biện pháp dân sự, tiếp sau đó mới áp dụng biện pháp hành chính và khi có yếu tố cấu thành tội phạm mới áp dụng biện pháp trừng phạt theo pháp luật hình sự, đó cũng là xu hướng chung của thế giới trong việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cũng cần lưu ý rằng, biện pháp dân sự vẫn có thể được áp dụng ngay cả khi đang và đã áp dụng biện pháp hành chính và hình sự.
2. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính.
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị áp dụng xử phạt hành chính là các hành vi sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ mà không được phép của chủ sở hữu hay người nắm giữ quyền và không thuộc các trường hợp pháp luật không cấm sử dụng kể cả trong trường hợp sử dụng cố ý hay vô ý mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì đều áp dụng xử phạt hành chính. Bản chất các biện pháp xử lý hành chính là sử dụng sức mạnh hành chính (sức mạnh Nhà nước) để xử lý các hành vi xâm phạm quyền, trong đó đề cao ý nghĩa trừng phạt của các biện pháp xử lý.
Đặc điểm của biện pháp xử lý hành chính là trong nhiều trường hợp không bắt buộc phải có đơn đề nghị xử lý của chủ thể quyền mà nếu dư luận (người thứ ba) phát hiện hoặc chính cơ quan có thẩm quyền phát hiện do thực hiện việc thanh tra, kiểm tra đều có thể dẫn đến việc áp dụng các biện pháp hành chính. Tuy không phải là biện pháp khuyến khích áp dụng xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và đó cũng là xu thế chung của thế giới, nhưng hiện nay biện pháp xử lý hành chính đã và đang phát huy tác dụng trong việc răn đe, ngăn chặn và bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ do đặc tính nhanh, kịp thời và hiệu quả, bên cạnh biện pháp dân sự thường kéo dài, tâm lý e ngại của chủ thể quyền khi phải kiện nhau ra Tòa.
3. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự.
Trong trường hợp việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây tác hại nghiêm trọng cho xã hội thì việc áp dụng chế tài hành chính không đủ để trừng phạt và răn đe người xâm phạm, do đó phải áp dụng chế tài mạnh hơn, đó là chế tài hình sự. Áp dụng chế tài hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi các hành vi đó đã bị xử lý hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm hoặc hành vi gây hậu quả nghiêm trọng có cấu thành tội phạm. Ngoài chế tài phạt chính (tù, tiền) còn áp dụng các biện pháp ngăn chặn như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh sản phẩm xâm phạm trong một thời gian nhất định, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản… Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của việc phạm tội, mức phạt có thể được áp dụng là phạt tiền đến 500 triệu đồng, phạt tù đến chung thân hoặc tử hình.
4. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại ACC Group:
ACC Group là công ty chuyên cung cấp dịch vụ về thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:
- Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
- Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể soạn hồ sơ;
- ACC tiến hành soạn hồ sơ khi đã nhận đủ các hồ sơ khách hàng cung cấp;
- Tư vấn cho khách hàng những điểm cần lưu ý trong hợp đồng;
- Bàn giao kết quả và thanh lý hợp đồng.
5. Những câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Câu trả lời: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ là quá trình áp dụng các biện pháp pháp lý và hành chính để bảo vệ và quyền lợi của chủ sở hữu trí tuệ. Điều này bao gồm việc ngăn chặn, đấu tranh và trừng phạt các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ sự sáng tạo, sở hữu và đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và văn hóa.
Câu hỏi 2: Tại sao thực thi quyền sở hữu trí tuệ quan trọng?
Câu trả lời: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự sáng tạo và đầu tư của các chủ sở hữu trí tuệ. Nó tạo điều kiện công bằng cho các chủ sở hữu để khám phá, phát triển và tiếp tục đầu tư vào các ý tưởng, công nghệ, tác phẩm và nhãn hiệu. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng tạo động lực cho sự sáng tạo và đổi mới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.
Câu hỏi 3: Các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ bao gồm những gì?
Câu trả lời: Các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ có thể bao gồm:
- Pháp lý: Áp dụng các quy định pháp luật để xử lý các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm khởi kiện, xử lý hành vi xâm phạm và áp đặt các biện pháp phạt hành chính hay hình sự đối với người vi phạm.
- Hành chính: Thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thông qua các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ, như cục sở hữu trí tuệ, cục bản quyền, cục sáng chế, cục kiểu dáng công nghiệp.
- Công nghệ: Sử dụng công nghệ và các phương tiện kỹ thuật để phát hiện, giám sát và ngăn chặn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm giám sát mạng, phân tích dữ liệu và các công cụ tiên tiến khác để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu trí tuệ.
Trên đây là một số thông tin về thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Khi xảy ra tranh chấp, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình.