Tra cứu nhãn hiệu online sẽ cho bạn biết được về thông tin của các nhãn hiệu đã được nộp đơn Đăng ký nhãn hiệu và/hoặc đã được cấp bằng bảo hộ độc quyền, chủ nhãn hiệu là ai, các nhãn hiệu đó có giống hoặc tương tự với nhãn hiệu của bạn cho cùng nhóm ngành sản phẩm/ dịch vụ hay tương tự về sản phẩm/ dịch vụ trong cùng kênh phân phối…hay không? ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ tra cứu nhãn hiệu online Việt Nam. Mời các bạn tham khảo chi tiết về dịch vụ này.
Nội dung bài viết:
1. Tra cứu nhãn hiệu online
Tra cứu nhãn hiệu online để tìm kiếm những nhãn hiệu đã được đăng ký, bảo hộ tại Việt Nam. Qua đó, đánh giá sự giống nhau, khác nhau giữa nhãn hiệu dự định đăng ký và các nhãn hiệu đối chứng. Kiểm tra tỉ lệ thành công của việc đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bản quyền logo.
Việc tra cứu nhãn hiệu online nói trên chưa thực sự chính xác bởi lẽ, kho dữ liệu này chỉ bao gồm những thông tin về các nhãn hiệu được đăng ký trong nước mà chưa có thông tin về các nhãn đăng ký quốc tế. Hơn nữa, hệ thống dữ liệu này không được cập nhật một cách thường xuyên và đầy đủ.
2. Tra cứu nhãn hiệu online ra nước ngoài
Tra cứu nhãn hiệu online là giúp cho khách hàng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế. Từ đó có thể đánh giá được sự giống và khác nhau giữa nhãn hiệu đang dự định đăng ký và nhãn hiệu đã đăng ký rồi, từ đó khách hàng có điều chỉnh nhãn hiệu sao cho phù hợp và đủ điều kiện đăng ký bên nước bạn.
Tra cứu nhãn hiệu hàng hóa online sẽ cho bạn biết được về thông tin của các nhãn hiệu đã được nộp đơn Đăng ký nhãn hiệu và/hoặc đã được cấp bằng bảo hộ độc quyền, chủ nhãn hiệu là ai, các nhãn hiệu đó có giống hoặc tương tự với nhãn hiệu của bạn cho cùng nhóm ngành sản phẩm/ dịch vụ hay tương tự về sản phẩm/ dịch vụ trong cùng kênh phân phối…hay không? Để từ đó có được một cái nhìn khách quan và đánh giá được khả năng thành công của việc đăng ký nhãn hiệu.
Khách hàng có thể gửi nhãn hiệu đến văn phòng luật sư Oceanlaw chúng tôi sẽ tra cứu giúp khách hàng, đưa ra ý kiến đánh giá nhãn hiệu;
Việc tra cứu nhãn hiệu online nói trên chưa thực sự chính xác bởi lẽ, kho dữ liệu này chỉ bao gồm những thông tin về các nhãn hiệu được đăng ký trong nước mà chưa có thông tin về các nhãn đăng ký quốc tế. Hơn nữa, hệ thống dữ liệu này không được cập nhật một cách thường xuyên và đầy đủ.
3. Cách tra cứu nhãn hiệu online
Có 2 cách tra cứu nhãn hiệu online ở Việt Nam, ngoài việc tra cứu nhãn hiệu dựa trên cơ sở dữ liệu trên thư viện số về sở hữucông nghiệp tại website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Các tổ chức, cá nhân có thể tiến hành tra cứu nhãn hiêu quốc tế được nộp vào Việt Nam
qua dữ liệu online của Cơ quan sở hữu trí tuệ Thế Giới (WIPO) tại website http://www.wipo.int/romarin
3.1. Cách tra cứu nhãn hiệu trên Wipo
Bước 1: Truy cập website
Đầu tiên là chúng ta cần truy cập vào địa chỉ website của Tổ chức SHTT thế giới thông qua địa chỉ website: wipo.int/romarin.
Tiếp theo đó chọn “advanced search” nằm ở thanh menu phía bên trái của màn hình. Như hình dưới:
Bước 2: Điền thông tin nhãn hiệu cần tra
Màn hình làm việc xuất hiện, lúc này bạn chỉ cần điền thông tin nhãn hiệu của mình vào các trường tương ứng.
Ở đây có 2 trường chính chúng ta cần điền để tra cứu nhãn hiệu quốc tế wipo là: “Trademark” – Tên nhãn hiệu và “Designation” – Quốc gia được chỉ định. Ngoài ra để chắc chắn và rút gọn phạm vi hơn thì bạn điền thêm thông tin vào các trường: “Nice” – Nhóm sản phẩm/dịch vụ, “Goods/Services” – Hàng hóa/Dịch vụ,…
Ví dụ: cần kiểm tra nhãn “TGSLAW” thì điền lần lượt như sau:
– Trademark: TGSLAW
– Designation: VN
Bước 3: Click tìm kiếm (Search)
Sau khi điền thông tin xong, bạn click chuột vô “Search” ở cuối góc phải màn hình để tìm kiếm thông tin nhãn hiệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc tế Wipo. Hệ thống sẽ trả vết tất cả các kết quả liên quan.
Nếu muốn biết chi tiết về các đơn nhãn hiệu quốc tế đã được liệt kê thì chỉ cần click vào số đăng ký ở cột “Reg. No” tương ứng để xem.
3.2. Tra cứu nhãn hiệu trực tuyến trên IPLIB
Bước 1: Truy cập vào IPLIB
Hãy truy cập vào website http://iplib.noip.gov.vn
Bước 2: Lựa chọn đối tượng cần tra cứu
– Click vào mục Nhãn hiệu (Bên trái). Khi đó giao diện “TẠO TRUY VẤN TÌM KIẾM CHO NHÃN HIỆU” hiện ra
Có 4 Ô ngang kèm theo bộ lọc với 25 trường tìm kiếm để người sử dụng lựa chọn sao cho phù hợp với yêu cầu.
Tuy nhiên, tôi khuyến nghị các bạn chỉ cần quan tâm tới 2 Ô với 02 trường
– Nhãn hiệu tìm kiếm
– Nhóm sản phẩm/dịch vụ
Bước 3: Nhập dữ liệu và tìm kết quả
Tuỳ thuộc vào “dữ liệu” đang có mà lựa chọn trường tìm kiếm phù hợp và nhập vào “biểu thức”
Thông thường là nhà thiết kế thương hiệu nên bạn chỉ cần lựa chọn và nhập dữ liệu vào 2 trường tìm kếm. Sau đó NHẤN “Tìm kiếm” ở phía dưới để IPLIB trả kết quả tìm kiếm.
Bước 5: Xem xét kết quả và đánh giá
Tôi sẽ thực hiện ví dụ minh hoạ:
Chúng ta nhập như sau: (Bước 3)
Nhấp vào “Tìm kiếm”. Giao diện sẽ cho ra các nhãn hiệu đối chứng – Tức các nhãn hiệu có liên quan tới nhãn hiệu đang cần tra cứu với ngày nộp đơn trước đó.
Xem lướt qua các kết quả này một lượt sau đó:…
Lựa chọn một nhãn hiệu để xem chi tiết
-Ưu tiên lựa chọn.
Nhãn hiệu “trùng” với nhãn hiệu mình đang tra cứu
Nhãn hiệu “được cấp văn bằng” – (Các nhãn hiệu được cấp văn bằng thì sẽ có “Số bằng”).
Tiếp đến là các nhãn hiệu “tương tự” với nhãn hiệu của mình
Các nhãn hiệu “KHÔNG” có “Số bằng” nhưng có ngày năm nộp đơn cách thời điểm hiện tại không quá 02 năm.
Nhấn vào kết quả lựa chọn để xem chi tiết nhãn hiệu đối chứng.
Bước 6: Đưa ra kết luận và tư vấn
4. Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu online của ACC
ACC Group cung cấp đầy đủ và toàn diện dịch vụ về sở hữu trí tuệ bao gồm dịch vụ tra cứu nhãn hiệu online. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm và giàu kinh nghiệm, ACC đảm bảo không những đem đến cho Quý khách hàng những dịch vụ pháp lý toàn diện nhất, chính xác nhất, đảm bảo sự hoạt động hợp pháp cũng như lợi ích tối đa cho khách hàng.