Hướng dẫn cách thức tra cứu nhãn hiệu tương tự mới nhất
Tra cứu nhãn hiệu tương tự là một khâu quan trọng trong quy trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam để tránh tình trạng đơn xin bảo hộ nhãn hiệu bị trả về do các vấn đề bị trùng hay gây nhầm lẫn.
Nội dung bài viết:
1. Tầm quan trọng của việc tra cứu
Đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng
Việc tra cứu nhãn hiệu tượng tự sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra giải pháp hợp lý.
Tránh mất thời gian, chi phí
Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hàng năm là hơn 30.000 đơn đăng ký. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nộp sau.
Trong trường hợp kết quả tra cứu là không khả quan cho khả năng đăng ký, việc này sẽ giúp chủ đơn tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký cũng như thời gian chờ đợi Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ (bên cạnh thời nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới).
Kiểm tra tính chính xác
Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trong Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ hay chưa; nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời chỉnh sửa lại.
2. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
Vì sao các dấu hiệu nêu trên không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu?
Các dấu hiệu nêu trên đều mang tính đặc thù riêng có của các tổ chức cá nhân có nhãn hiệu được Nhà nước bảo hộ. Do đó, để tránh tình trạng các tổ chức lợi dụng sự phát triển, tiếng tăm của các đối tượng nêu trên nhằm trục lợi, pháp luật không cho phép đăng ký nhãn hiệu nếu có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký. Nếu mọi trường hợp được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu thì không thể phân biệt được nhãn hiệu của các tổ chức khác nhau, vô hình chung đã cản trở sự sáng tạo của các tổ chức cá nhân này.
Ngoài ra việc loại trừ các trường hợp bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu nãy sẽ kích thích tính cạnh tranh, tạo động lực phát triển khẳng định danh tiếng, thương hiệu mang bản sắc riêng của các tổ chức cá nhân
3. Cách tra cứu nhãn hiệu tương tự
Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
– Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu:
http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
Tìm kiếm nhãn hiệu tương tự
Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về:
- Cấu trúc (ví dụ: LAVE và LAVEE); hoặc
- Cách phát âm (ví dụ: LAVI và LAVY ) hoặc
- Ý nghĩa, nội dung (ví dụ: Sơn Tuyết và Núi Tuyết,…) hoặc hình thức thể hiện.
Để tìm kiếm nhãn hiệu tương tự, cần thực hiện các bước sau:
♦ Bước 1: Nhập “Nhãn hiệu tìm kiếm”
Bạn sẽ tra từ phải qua trái, để tìm tất cả các từ tương tự với nhãn của bạn muốn đăng ký. Dùng dấu * để sau ngay các từ để tìm những nhãn tương tự
♦ Bước 2: Nhấn “Tìm kiếm”
♦ Ví dụ: Khi tìm nhãn hiệu tương tự của “lavi” , chúng ta tìm kiếm như sau:
Nhãn hiệu tìm kiếm | Ghi chú |
Lav* | Bỏ chữ e và thêm dấu * để tìm từ tương tự.
Ví dụ: lavi |
La*i | Bỏ chữ v và thêm dấu * để tìm từ tương tự.
Ví dụ: lavvi |
L*vi | Bỏ chữ a và thêm dấu * để tìm từ tương tự.
Ví dụ : lovi |
*avi | Bỏ chữ L và thêm dấu * để tìm từ tương tự.
Ví dụ: navi |
Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.
Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức này chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn.
Cách 2: Cách tra cứu trên trang https://www.wipo.int/madrid/monitor/en/
- Sau khi click vào link trên, bạn sẽ thấy giao diện sau :
- Chọn Knowledge → Madrid Monitor → Advanced Search, bạn sẽ thấy các trường thông tin sau :
- Cách tra cứu tương tự như trang https://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php, trong đó bạn tra cứu chủ yếu qua ba trường:
- Trademark: nhãn hiệu cần tra cứu
- Nice: nhóm cần tra cứu
- Designation: VN (nếu bạn muốn xem nhãn hiệu đó đã được bảo hộ tại Việt Nam chưa)
4. Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu tương tự của ACC
ACC cung cấp đầy đủ và toàn diện dịch vụ về sở hữu trí tuệ bao gồm dịch vụ tra cứu nhãn hiệu tương tự. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm và giàu kinh nghiệm, ACC đảm bảo không những đem đến cho Quý khách hàng những dịch vụ pháp lý toàn diện nhất, chính xác nhất, đảm bảo sự hoạt động hợp pháp cũng như lợi ích tối đa cho khách hàng.
5. Những câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Làm thế nào để tra cứu nhãn hiệu tương tự?
Câu trả lời: Để tra cứu nhãn hiệu tương tự, bạn có thể sử dụng các công cụ tra cứu trực tuyến như cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP) hoặc các công cụ tra cứu nhãn hiệu quốc tế như Madrid Monitor. Bạn cần nhập thông tin về tên nhãn hiệu mà bạn muốn tra cứu, sau đó công cụ sẽ hiển thị danh sách các nhãn hiệu tương tự hoặc có sự trùng lặp về mặt âm, chữ viết, hoặc thiết kế.
Câu hỏi 2: Tại sao nên tra cứu nhãn hiệu tương tự?
Câu trả lời: Tra cứu nhãn hiệu tương tự là một bước quan trọng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu hoặc sử dụng nhãn hiệu. Bằng cách tra cứu, bạn có thể xác định xem nhãn hiệu của bạn có bị trùng lặp với nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó hay không. Nếu có nhãn hiệu tương tự hoặc có sự trùng lặp, bạn có thể điều chỉnh hoặc thay đổi nhãn hiệu để đảm bảo tính độc quyền và tránh xung đột về quyền sở hữu trí tuệ.
Câu hỏi 3: Có những yếu tố nào được xem xét khi tra cứu nhãn hiệu tương tự?
Câu trả lời: Khi tra cứu nhãn hiệu tương tự, các yếu tố sau đây thường được xem xét:
- Âm và chữ viết: Các nhãn hiệu có âm và chữ viết tương đồng hoặc giống nhau có thể được coi là tương tự. Các yếu tố như cách phát âm, cấu trúc từ ngữ, và văn phong cũng được xem xét.
- Thiết kế và hình ảnh: Nếu các nhãn hiệu có thiết kế hoặc hình ảnh tương tự, ví dụ như sự giống nhau trong hình dáng, màu sắc, hoặc thành phần chính, chúng có thể được coi là tương tự.
- Ngành hàng hoặc dịch vụ: Nhãn hiệu trong cùng một ngành hàng hoặc dịch vụ có thể được xem xét với nhau để đánh giá tính tương đồng. Việc tra cứu nhãn hiệu tương tự trong cùng ngành sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cạnh tranh và tránh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác.