Tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả như thế nào?

Quyền sở hữu và quyền tác giả là một trong những quyền của các cá nhân, tổ chức sáng tạo tác phẩm mới hoặc là chủ sở hữu tác phẩm. Vậy quyền sở hữu và quyền tác giả là gì và cách thức đăng ký những quyền này là như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả

1. Một số khái niệm cơ bản

1.1 Quyền sở hữu

Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lí phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu trong xã hội. Các quy phạm pháp luật về sở hữu xác nhận, quy định và bảo vệ các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.

1.2 Quyền tác giả

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019): “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

2 Tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả được hiểu như thế nào?

Tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả là hoạt động công bố công khai về các quyền tác giả mà mình đang sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm của mình.

Có thể nói, tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả là một trong những biện pháp mà tác giả, chủ sở hữu tác phẩm lựa chọn áp dụng nhằm mục đích thông báo cho những chủ thể khác biết họ là tác giả, chủ sở hữu.

3. Tại sao nên tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả?

Tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, ngăn chặn hành vi xâm phạm đối với tác phẩm. Theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, quyền tác giả không phát sinh thông qua cơ chế đăng ký. Căn cứ xác lập quyền tác giả và quyền liên quan không cần phải thông qua thủ tục đăng ký. Tức là khi một tác phẩm ra đời, chúng có thể được bảo hộ tự động mà không cần đăng ký, nộp lưu, nộp phí hay thực hiện bất cứ một thủ tục hành chính nào khác.

Vì cơ chế này, việc tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả giúp chủ sở hữu và tác giả công khai thông tin. Thông qua đó, có thể xác lập quyền của mình đối với tác phẩm. Nhờ vậy, có thể ngăn ngừa những hành vi xâm phạm quyền có khả năng xảy ra.

Thứ hai, tạo điều kiện giúp tác giả và chủ sở hữu có thể khai thác quyền nhân thân và quyền tài sản của mình. Tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả là một trong những biện pháp quan trọng để chủ sở hữu, tác giả các tác phẩm khai thác và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình một cách hiệu quả hơn.

Khi quyền của mình được công bố công khai, tác giả có thể làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; nhập khẩu, phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh,…

Thứ ba, giúp bảo vệ quyền lợi tác giả và chủ sở hữu khi có tranh chấp. Hiện nay, những hành vi xâm phạm quyền tác giả ngày càng nhiều như: sao chép tác phẩm, tự ý khai thác quyền…hay bất kỳ hành vi nào xâm phạm tới quyền của tác giả. Khi những hành vi này xảy ra, hậu quả tất yếu là xảy ra tranh chấp giữa tác giả và người có hành vi xâm phạm.

Khi đó, nếu muốn bảo vệ quyền lợi của bản thân, tác giả cần đưa ra các bằng chứng để chứng minh mình là tác giả, là chủ sở hữu quyền tác giả. Chính vì vậy, nhằm hạn chế tranh chấp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì việc tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả là điều cần thiết.

4. Cách thức tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả

Hiện nay, để tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả, có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Mục đích cuối cùng là để tác phẩm được biết đến rộng rãi. Dưới đây là một số cách được sử dụng phổ biến:

– Đăng ký bản quyền với cơ quan nhà nước: Khi đó, Cục Bản quyền tác giả công bố Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trên Công báo về quyền tác giả. Đây là cách thức hiệu quả nhất để tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả. Bởi lẽ, khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận thì quyền sở hữu và quyền tác giả sẽ được bảo vệ một cách tối đa nhất.

– Đăng thông tin lên trang web cá nhân, công ty. Cách thức này có thể được thực hiện dễ dàng, thông tin về quyền sở hữu và quyền tác giả có thể lan truyền nhanh chóng;

– Đăng thông tin lên kênh youtube của bản thân;

– Đăng thông tin lên trang fanpage của cá nhân, công ty;

– Dán thông báo tại trước cổng công ty;

– Đăng thông tin trên các bài báo.

5. Hồ sơ, thủ tục tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả với cơ quan nhà nước

Thành phần hồ sơ đăng ký quyền tác giả chỉ yêu cầu những tài liệu như:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả

– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả

– Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Thủ tục đăng ký quyền tác giả phải được thực hiện tại Cục Bản quyền và đáp ứng thời gian xử lý đơn tại Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, cụ thể:

“Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.”

6. Một số câu hỏi thường gặp:

Chi phí đăng ký bản quyền tác giả hết bao nhiêu tiền?

Chi phí đăng ký quyền tác giả dao động từ 100.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ.

Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả ở đâu?

Cục bản quyền tác giả hoặc các văn phòng đại diện.

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bao lâu?

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.

Như vậy, từ những nội dung trên đây, các bạn độc giả đã có thể hiểu thêm về quyền sở hữu và quyền tác giả. Để tìm hiểu thêm quyền tác giả và luật sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Cẩm Tiên

Viết một bình luận