Lâu nay chúng ta chúng quan tâm đến bản quyền âm nhạc mà không tìm hiểu kĩ về mức phạt và như thế nào bị phạt, thì hôm nay chúng ta sẽ cùng đào sâu hơn với chủ đề vi phạm bản quyền âm nhạc thì bị phạt bao nhiêu tiền.
Nội dung bài viết:
- 1. Một số hành vi và mức phạt phổ biến khi vi phạm bản quyền âm nhạc trong luật bản quyền âm nhạc Điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm
- Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
- Điều 11. Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm
- Điều 15. Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm
- Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
- 2. Một số vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam
- 3. Cách để không bị vi phạm bản quyền âm nhạc
- 4. Những câu hỏi thường gặp
1. Một số hành vi và mức phạt phổ biến khi vi phạm bản quyền âm nhạc trong luật bản quyền âm nhạc
Điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
- Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
- Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 11. Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 15. Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
2. Một số vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tình trạng đạo văn và đạo nhạc những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 đã xảy ra trong nhiều trường hợp.
-Vụ được biết nhiều trong công chúng là vụ nhạc sĩ Bảo Chấn đạo nhạc khi viết bài Tình thôi xót xa, vụ nhạc sĩ Quốc Bảo đạo nhạc khi viết bài Tuổi 16.
-Sáng tác ra mắt vào giữa tháng 2.2020 của Châu Đăng Khoa, do nữ ca sĩ Orange thể hiện, họ nhận ra ca khúc này có phần dạo đầu giống với ca khúc Lier của Elem3ntz, đăng tải ở một trang nhạc có tiếng trên mạng vào tháng 6.2019
3. Cách để không bị vi phạm bản quyền âm nhạc
Tác giả, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ sau khi hoàn thành sáng tác tác phẩm có thể tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc tại Cục bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Thêm 1 cách đơn giản để có thể đăng ký bản quyền âm nhạc là khách hàng có thể ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký bản quyền cho khách hàng. Việc ủy quyền cho công ty dịch vụ sẽ giúp khách hàng có thể tránh được những phiền toái không cần thiết trong quá trình đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam.
4. Những câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Âm nhạc có tác động tích cực như thế nào đến tâm trạng của con người?
Câu trả lời 1: Âm nhạc có thể có tác động tích cực đáng kể đến tâm trạng của con người. Nghiên cứu đã chứng minh rằng nghe nhạc yêu thích có thể kích thích sản sinh endorphin, một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng và làm giảm căng thẳng. Âm nhạc cũng có khả năng kích thích các vùng não liên quan đến cảm xúc và gợi lên những kí ức tốt đẹp, giúp tạo ra cảm giác hạnh phúc và sảng khoái.
Câu hỏi 2: Âm nhạc có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển trí tuệ của trẻ em?
Câu trả lời 2: Âm nhạc có một vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ em. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc học nhạc và chơi nhạc có thể cải thiện khả năng tư duy logic, sự tập trung và khả năng giải quyết vấn đề của trẻ. Ngoài ra, việc tiếp xúc với âm nhạc từ nhỏ cũng giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, sự sáng tạo và khả năng giao tiếp.
Câu hỏi 3: Âm nhạc có vai trò gì trong việc duy trì và phát triển văn hóa của một quốc gia?
Câu trả lời 3: Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển văn hóa của một quốc gia. Âm nhạc thường phản ánh những giá trị, truyền thống và lịch sử của một dân tộc. Nó là một phần không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội và sự kiện văn hóa quan trọng. Âm nhạc cũng có khả năng giao tiếp và truyền đạt thông điệp, giúp thể hiện sự đa dạng và đặc trưng của mỗi quốc gia.