Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm bản quyền logo
Việc đăng ký logo mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạt động kinh doanh của cá nhân/doanh nghiệp. Mỗi cá nhân/doanh nghiệp luôn mong muốn logo của mình được phổ biến rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước thậm chí là vượt ra các nước khác trên thế giới. Để làm được điều đó, điều đầu tiền, cá nhân/doanh nghiệp cần phải đăng ký logo của riêng mình. Đây là cách thức cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước những sản phẩm sao chép, tương tự. Khi hoàn tất thủ tục đăng ký logo tức là đã được pháp luật bảo vệ, do đó, tất cả các hành vi sử dụng logo của bạn của cá nhân/tổ chức khác là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định. Vậy Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm bản quyền logo như thế nào? Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn đọc qua bài viết dưới đây.
Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm bản quyền logo
Nội dung bài viết:
1. Khái niệm vi phạm bản quyền logo công ty
Đối với những logo đã được đăng ký bản quyền thông qua hình thức đăng ký quyền tác giả thì mọi hành vi sử dụng, sao chép hoặc những hành vi làm thay đổi tính chất của logo mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu đều bị xem là hành vi vi phạm bản quyền logo công ty.
2. Các hành vi xâm phạm bản quyền logo theo quy định của pháp luật
Theo Khoản 1 Điều 129 về các hành vi xâm phạm quyền đối với logo, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý quy định các hành vi xâm phạm bản quyền logo như sau:
Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
- a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Như vậy, khi cá nhân, tổ chức cố tình thực hiện các hành vi quy định như trên thì sẽ bị xử lý về hành vi xâm phạm bản quyền logo nhãn hiệu
3. Đăng ký bản quyền logo như thế nào?
Tác giả khi sáng tạo ra logo cho sản phẩm, dịch vụ của mình có quyền đăng ký bản quyền logo theo hình thức sở hữu công nghiệp hoặc đăng ký bản quyền bằng việc tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký bản hộ bản quyền logo. So với việc đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu, thì đăng ký logo theo bản quyền giúp tác giả tiết kiệm thời gian hơn.
Về hồ sơ đăng ký bản quyền logo, bao gồm:
– Tờ khai đăng ký của bản quyền tác giả
– 02 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố.
– Hai bản sao chứng minh nhân dân của tác giả có công chứng
– Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả
– Giấy uỷ quyền của tác giả nếu nộp đơn theo ủy quyền
– Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không sao chép tác phẩm (logo) từ tổ chức, cá nhân khác
Về thủ tục đăng ký:
Hồ sơ đăng ký bản quyền logo được nộp tại Cục bản quyền tác giả hoặc Sở văn hóa- thể thao và du lịch nơi mà tác giả, chủ sở hữu cư trú/ có trụ sở. Sau thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký Cục bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Bước 1: Lựa chọn hình thức đăng ký logo
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền logo
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tại Cục bản quyền tác giả hoặc Cục sở hữu trí tuệ
Bước 4: Theo dõi đơn đăng ký bản quyền logo sau khi nộp
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký logo.
4. Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm bản quyền logo
Đối với những hành vi vi phạm bản quyền logo thì đều sẽ bị xử lý theo quy định. Thông qua Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 mức xử phạt vi phạm vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Mức phạt tối đa là 250.000.000 triệu đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức.
Ngoài việc áp dụng những hình phạt chính, những đối tượng có hành vi vi phạm còn bị áp dụng những hình thức phạt bổ sung và những biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi xâm phạm gây ra.
5. Làm thế nào để bảo vệ logo công ty, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp
Cách tốt nhất để bảo vệ logo công ty chính là tiến hành đăng ký bản quyền cho logo công ty của bạn. Điều này giúp tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra. Theo đó, bạn sẽ được pháp luật và cơ quan có thẩm quyền bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nếu doanh nghiệp bạn không tiến hành vấn đề này thì đồng nghĩa với việc logo không được bảo vệ. Nếu xảy ra những vấn đề tranh chấp trong việc sử dụng logo thì phần thiệt thòi sẽ thuộc về bạn. Vậy nên bạn cần nhất thiết tiến hành việc bảo vệ cho chính logo của công ty mình thông qua việc đăng ký bản quyền.
6. Những câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Vi phạm bản quyền logo là gì?
Câu trả lời: Vi phạm bản quyền logo xảy ra khi một người hoặc tổ chức sử dụng, sao chép, phân phối hoặc thay đổi logo mà không có sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền. Điều này có thể xem là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và có thể bị xử lý theo luật pháp.
Câu hỏi 2: Những hậu quả của vi phạm bản quyền logo là gì?
Câu trả lời: Vi phạm bản quyền logo có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:
- Thiệt hại tài chính: Chủ sở hữu logo có thể mất đi lợi nhuận hoặc cơ hội kinh doanh do việc người khác sử dụng logo mà không có sự cho phép.
- Mất uy tín: Vi phạm bản quyền logo có thể gây tổn hại đến uy tín và hình ảnh của công ty hoặc tổ chức sở hữu logo, khi người khác sử dụng logo một cách trái phép hoặc không đúng mục đích.
- Mất quyền kiểm soát: Vi phạm bản quyền logo có thể làm mất quyền kiểm soát và quyền quyết định về việc sử dụng logo của chủ sở hữu, dẫn đến mất đi sự độc nhất và đặc trưng của thương hiệu.
Câu hỏi 3: Cách xử lý vi phạm bản quyền logo là gì?
Câu trả lời: Khi phát hiện vi phạm bản quyền logo, chủ sở hữu có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Gửi yêu cầu ngừng vi phạm: Chủ sở hữu có thể liên hệ trực tiếp với người vi phạm và yêu cầu họ ngừng sử dụng logo trái phép.
- Khởi kiện: Nếu yêu cầu ngừng vi phạm không thành công hoặc vi phạm là nghiêm trọng, chủ sở hữu có thể khởi kiện người vi phạm để yêu cầu bồi thường thiệt hại và ngăn chặn việc sử dụng logo trái phép.
- Hợp tác với cơ quan chức năng: Chủ sở hữu có thể báo cáo vi phạm cho cơ quan chức năng như cục sở hữu trí tuệ hoặc cảnh sát để họ tiến hành điều tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm bản quyền logo để quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Như vậy, các hành vi vi phạm bản quyền logo đều bị xem là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân/tổ chức sở hữu logo. Do đó, các bạn cần đăng ký logo sớm nhất có thể để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.