Để được pháp luật bảo hộ, ngăn chặn hành vi xâm phạm của các cá nhân, tổ chức khác thì kiểu dáng công nghiệp cần được đăng ký bảo hộ. Bài viết dưới đây là cập nhật của chúng tôi về vấn đề vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Nội dung bài viết:
- Một số văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
- Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
- Từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
- Đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
- Đơn đăng ký thiết kế bố trí bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu về hình thức theo quy định tại Điều 109 của Luật này.
- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
- Trong trường hợp có phản đối về dự định cấp văn bằng bảo hộ, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tương ứng được thẩm định lại về những vấn đề bị phản đối.
Một số văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 06 năm 2019.
Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Kiểu dáng công nghiệp là tài sản của doanh nghiệp giúp nhận diện thương hiệu, mang tính thẩm mỹ và nó còn mang lại lợi ích về doanh thu cho doanh nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp muốn tránh khỏi các vi phạm của cá nhân, tổ chức khác thì cần được bảo hộ bởi pháp luật. Để xác lập quyền bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp, doanh nghiệp cần nộp đơn yêu cầu bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp.
Từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp trong một số trường hợp sau đây:
Đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
a) Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
b) Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật này;
c) Đơn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật này mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn.
Đơn đăng ký thiết kế bố trí bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu về hình thức theo quy định tại Điều 109 của Luật này.
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối;
b) Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu người nộp đơn không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng dự định từ chối quy định tại điểm a khoản này;
c) Cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 118 của Luật này nếu người nộp đơn có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối quy định tại điểm a khoản này.
Trong trường hợp có phản đối về dự định cấp văn bằng bảo hộ, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tương ứng được thẩm định lại về những vấn đề bị phản đối.
Trên đây là quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.