Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả năm 2022

Quyền tác giả là một trong những quyền của các cá nhân, tổ chức sáng tạo tác phẩm mới hoặc là chủ sở hữu tác phẩm. Vậy ý nghĩa của đăng ký bảo hộ quyền tác giả và có những lưu ý gì khi thực hiện quyền tác giả. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả

1. Quyền tác giả là gì?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019): “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

2. Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả

– Đăng ký bản quyền tác giả hay còn gọi là bảo hộ bản quyền tác giả, nghĩa là sẽ đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như: ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó.

+ Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo đòi hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính.

+ Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người, bằng việc trao cho tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.

– Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, Giấy chứng nhận đăng ký này là bằng chứng tốt nhất chứng minh quyền sở hữu của tác giả đối với tác phẩm.

– Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cũng là một loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm, được sử dụng khi định giá tài sản của công ty trong trường hợp cổ phần hóa, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

– Cuối cùng, việc đăng ký còn có ý nghĩa là giúp cho chủ sở hữu tiến hành một số thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ví dụ trong trường hợp chủ sở hữu muốn xin Giấy phép phát hành sách, truyện, game,…………thì một trong những tờ cần thiết đó là phải có Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền đối với sách, truyện, game đó.

3. Thủ tục đăng ký quyền tác giả gồm những bước nào?

Để đăng ký quyền tác giả, tác giả cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Xác định thể loại đăng ký.

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định cụ thể tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019).

Cần chú ý rằng, tin tức thời sự thuần tuý đưa tin; văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó hoặc quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu được quy định là đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả, do đó không thể đăng ký bản quyền tác giả đối với các đối tượng này.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả bao gồm:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả.

+ Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả.

+ Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên. Tờ khai cần ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan. Tờ khai cần có tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

– Hai bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả.

+ 01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả. 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

+ Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

– Một số giấy tờ có liên quan theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại địa chỉ của Cục Bản quyền tác giả.

Bước 4: Cục Bản quyền tác giả thẩm định Cấp giấy chứng nhận.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Chi phí đăng ký bản quyền tác giả hết bao nhiêu tiền?

Chi phí đăng ký quyền tác giả dao động từ 100.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ.

Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả ở đâu?

Cục bản quyền tác giả hoặc các văn phòng đại diện.

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bao lâu?

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.

Như vậy, từ những thông tin đã được cung cấp ở trên, các bạn đã có thể nắm được ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Nếu có thắc mắc gì về quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung, hãy liên hệ với ACC để được nhận tư vấn trực tiếp.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Cẩm Tiên

Viết một bình luận